Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

VIDEO- X/Đ Tam Ha - sinh hoat TOAN TADEO.flv


GĐPTTTCG Xứ đoàn Tam Hà được thành lập (1956) rất sớm sau khi thành lập Giáo xứ.         
 Toán Tadeo là một trong 17 Toán thuộc xứ đoàn Tam Hà, Toán có 15 thành viên là các trưởng gia đình công giáo sống liên gia liên bích, gồm đủ mọi ngành nghề khác nhau. Nhưng theo tinh thần nghiêm túc luôn giữ nhịp độ sinh hoạt định kỳ hằng Tuần luân phiên trong các gia đình Toán Viên, tỷ lệ Đoàn viên tham gia sinh hoạt đạt thường xuyên đạt 98%.
Nội dung chương trình buổi sinh hoạt gồm: Hát xin ơn Chúa Thánh Thần - Suy niệm 1 mầu nhiệm, 10 kinh Mân Côi cầu nguyện theo ý chung của Đoàn. Kinh Nguyện Thánh Tâm ... - đại diện đọc Tin Mừng - mỗi người chia sẻ TM (trong tâm tình: chúc tụng, cảm tạ, tôn vinh, thống hối và có ước nguyện trở nên giống Chúa... chia sẻ và hiệp thông yêu thương trong cộng đoàn) - kinh bế mạc, hát tạ ơn Thánh Tâm .....Amen

Videoclip


Truyenthong.gdpttt

40 Giây Lời Chúa - Sunday Gospel in Vietnamese English France Spanish Chinese Germany Italian

40 Giây Lời Chúa - Sunday Gospel in Vietnamese English France Spanish Chinese Germany Italian

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/6 - 21/6

1. Sáng 19 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, người Croatia, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã mở cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành tại Rôma từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm nay về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”.

Tài liệu làm việc dài khoảng 80 trang, được ấn hành bằng các thứ tiếng La Tinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Văn kiện này sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại công nghị các Giám Mục thế giới.

Hiện diện tại cuộc họp báo còn có Đức Ông Fortunato Frezza, Phó Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Tài liệu Làm việc được soạn thảo dựa trên các bản trả lời từ các nơi trên thế giới gửi về, theo 71 câu hỏi gợi ý trình bày trong Tài liệu Đề cương được công bố hồi tháng 2 năm ngoái.

Đức Tổng Giám Mục Eterovic người Croatian nói: “Dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là chủ tịch của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đại diện của hàng Giám Mục toàn thế giới sẽ suy tư về việc thông truyền đức tin Kitô trong một bầu không khí cầu nguyện, đối thoại và hiệp thông huynh đệ. Đây là một trong những thách đố lớn của Giáo Hội, được đào sâu trong bối cảnh tái truyền giảng Tin Mừng. Vì thế hai khía cạnh của đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục có liên hệ mật thiết với nhau và bổ túc cho nhau. Mục đích việc tái truyền giảng Tin Mừng là thông truyền đức tin Kitô. Nghĩa vụ cấp thiết thông truyền cho các thế hệ trẻ Tin Mừng của Chúa Kitô - không làm gián đoạn tiến trình thông truyền đức tin - được diễn ra trong lãnh vực tái truyền giảng Tin Mừng”. ......



Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

GĐPTTTCG GIÁO HẠT HÓC MÔN: TỔ CHỨC KHEN THƯỞNG


Bài: Pet. Minh Sơn - ảnh: Dom. Minh Thiên

Sáng 27-06-2012, GĐPTTT CGS Giáo Hạt Hóc Môn tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6/2012 tại Hội trường Giáo Xứ Tân Hưng. Thành phần tham dự gồm có Ban Chấp Hành (BCH) GĐPTTT Giáo Hạt; Đại diện BCH 13 Xứ đoàn. Ngoài ra còn có các vị đại diện GĐPTTT GP: anh Giuse Huỳnh Bá Song – Trưởng BCH; anh Giuse Bùi Văn Luận Tổng Thư Ký BCH; anh Luca Trần Văn Tài Thư ký 2 BCH GP. Tổng số hiện diện 47 thành viên.
        Sau phần khai mạc, anh Phêrô Lê Minh Sơn Thư Ký GĐPTTT hạt báo cáo trước Hội nghị về kết quả các mặt công tác trên toàn Giáo Hạt trong tháng qua. Tất cả các Xứ đoàn đã tổ chức thành công ngày lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bổn mạng. Niềm vui chung trong ngày tôn kính Tình yêu Trái Tim Chúa 15/6/1012, trong toàn hạt có 07 Xứ đoàn đã tổ chức lễ Tuyên hứa cho 240 Đoàn viên chính thức gia nhập vào Đoàn thể GĐPTTTCG, nâng tổng số Đoàn viên trên toàn Hạt là 1410 Đv.
         Song song với việc bận rộn tổ chức lễ, các Xứ đoàn cũng không quên nhiệm vụ thiết thực của người Đoàn viên là tôn thờ đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Kể từ sau ngày hội Thường huấn đợt 01/2012, những giờ kinh đền tạ luân phiên gia đình theo yêu cầu của Hội đoàn các xứ đoàn được thực hiện tốt. Xứ đoàn Bà Điểm tuy mới thành lập, nhưng có sự đặc biệt quan tâm của Cha Linh hướng Gioan M.V. đồng hành dìu dắt, BCH xứ đoàn đã tổ chức Tôn Vương theo kế hoạch 04 gia đình/ 01tuần, trong lòng của mỗi đoàn viên rất phấn khởi vì được vinh dự đón Trái Tim Chúa là Vua tình yêu, đón cha linh hướng, BCH đến với gia đình mình. Việc này trước nay thật hiếm thấy trong Giáo xứ, tạo nên sự chú ý trong cộng đoàn giáo dân, làm cơ sở tốt cho việc giới thiệu Thánh Tâm Chúa với mọi nhà, mọi người.
        Ngoài ra, BCH Xứ đoàn Tân Hưng cũng đã cổ vũ phong trào giờ kinh đền tạ đều khắp các Toán. Cứ mỗi tối Thứ ba hằng tuần, sau khi đã tham dự giờ chầu tại Thánh đường, các Đoàn viên rủ nhau quy tụ nơi gia đình đã đăng ký trước trong Toán của mình, để nối tiếp giờ kinh Đền tạ Thánh Tâm luân phiên. Do đó thời điểm ấy, 04 Toán trên địa bàn Giáo Xứ cùng vang lên lời kinh tôn vinh tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nơi Giáo họ Phêrô và Giáo họ Phaolô là điểm truyền giáo của Giáo Xứ; số Đoàn viên trong 2 Giáo họ chỉ vỏn vẹn trên dưới 20 người; nhờ những buổi đọc kinh này mà thu hút được rất đông đảo giáo dân cùng quý chức trong Xứ tham gia, kết quả của lòng sốt mến đã có thêm 04 Đoàn viên mới xin tham gia vào đoàn thể. Được biết thêm, Toán 04 của Xứ đoàn hạ quyết tâm thực hiện giờ kinh Đền tạ luân phiên 05 đêm mỗi tuần, trừ tối Thứ bảy và tối Chúa Nhật.



        Với những thành quả của công tác và sinh hoạt đã đạt được sau một năm hoạt động, qua báo cáo tổng kết trong ngày đại hội GĐPTTTCG Giáo hạt Hốc Môn mở rộng ngày 30-05-2012; cùng với những dấu hiệu phát triển tốt với chiều hướng đi lên của Hội đoàn; anh Giuse Nguyễn Phú Nhuận Trưởng BCH Hạt đã được Cha Tổng Linh Hướng GĐPTTTCG TGP kiêm linh hướng hạt chỉ đạo thực hiện việc tổng kết và khen thưởng nhân dịp Lễ mừng kính Thánh Tâm, nhằm kịp thời khích lệ phát huy, đồng thời nhân rộng gương điển hình trên toàn giáo hạt. Trong ngày hôm nay, anh đã được Cha ủy quyền trao tặng 28 Bằng khen cấp Giáo Hạt cho 06 toán và 22 Đoàn viên các xứ đoàn đã nhiệt thành đóng góp công sức xây dưng, tổ chức và phát triển đoàn thể trong mọi mặt công tác.
  Dịp này, anh Trưởng Nhuận đã phát biểu: Với 28 bằng khen cho một Giáo hạt, chúng ta nghĩ là nhiều. Nhưng chúng ta so sánh với hơn 1400 Đoàn viên đang hoạt động, con số này quả là quá khiêm tốn so với 1370 người còn lại. Tôi ước mong, thành quả năm sau sẽ vượt trội và số bằng khen này sẽ được nhân lên gấp bội phần. Khi làm việc tông đồ phục vụ Giáo Hội và tha nhân, chúng ta không cần được khen, chỉ biết vâng theo thánh ý Chúa; phần thưởng, bằng khen chỉ là một hình thức động viên khích lệ, chứ không là sự khoe khoang thành tích. Nhưng chúng ta ghi nhận những cái hay cái tốt trong sinh hoạt để người khác tham khảo và học tập.
       Sau khi Ban chấp hành GĐPTTT CG Giáo Hạt triển khai công tác tháng 07-2012, trọng tâm xoay quanh vấn đề trong hạt tiếp tục mời gọi phát triển xứ đoàn mới, đồng thời chuẩn bị kế hoạch vận động triển khai và thực hiện chuyến bác ái sắp tới tại vùng xa nơi Hạt Rạch Giá thuộc Giáo phận Long Xuyên vào đầu tháng 12-2012;
Kết thúc buổi họp, các thành viên ra về trong niềm vui phấn khởi, thầm hứa hẹn sẽ nỗ lực dấn thân hơn nữa trong sứ vụ tông đồ, nguyện mang lửa tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu đến mọi người, mọi gia đình ở mọi nơi.
                                                 -------000------




www.ducme.tv Tin Công Giáo Thế Giới - 27.06.2012


Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Thánh lễ Misa và Dâng Mình Đền Tạ

Để tìm hiểu thêm về việc Rước Lễ với ý Đền Tạ những thiếu xót, lỗi lầm của loài người đối với Thánh Tâm Chúa.  Ban Tuyên Huấn GĐPTTTCG TGP Saigon, chúng tôi xin giới thiệu đến quý Đoàn viên xa gần tài liệu giáo huấn Giáo Hội tham khảo về căn tính của Thánh lễ MISA.

Thánh lễ Misa và Dâng Mình Đền Tạ Thánh lễ Misa và Dâng Mình Đền Tạ
Thánh lễ là trọng tâm và tuyệt đỉnh của đời sống Giáo hội, bởi vì trong Thánh lễ, Chúa Kitô kết hợp Giáo hội và tất cả chi thể của Người vào Hy lễ Chúc tụng và Tạ ơn.

SỐNG MẬT THIẾT VỚI THÁNH TÂM CHÚA

     Hy lễ này Người đã dâng trên Thập giá cho Chúa Cha một lần cho đến muôn đời (Giáo Lý Công Giáo số 1407). Việc tham dự Thánh lễ hội nhập ta vào Thánh Tâm Chúa Kitô, nâng đỡ ta trong suốt cuộc lữ hành trần gian, làm cho ta thêm khát vọng cuộc sống vĩnh cửu, kết hợp ta với Giáo hội Thiên quốc, với Đức Trinh  Nữ  Maria và các Thánh (nt số 1419), nên người Đoàn viên GĐPTTT  phải ý thức và tích cực tham dự, cũng như phải để Thánh lễ thấm nhuần cả đời sống hằng ngày của họ.

     Và cũng vì thế Vịêc Tôn sùng Thánh tâm Chuá nhấn mạnh đến việc đoàn viên dâng mình lên Chúa hằng ngày, qua hy lễ Chúa Giêsu, tức là mọi kinh nguyện, việc làm, vui buồn, công cuộc tông đồ, các thành công và thất bại, nói tóm lại tất cả mọi sự, mọi việc trong tay Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa, cứu rỗi nhân loại, và cho nhu cầu của Hội Thánh Chúa.

Việc Dâng Mình không những thuộc nhiệm vụ tư tế phổ quát của người tín hữu giáo dân mà đồng thời còn là một chức năng nhân chứng nữa:
 “Những kẻ mà Người đã cho tham dự mật thiết vào sự sống và sứ mệnh của Người, Người cũng cho họ tham dự vào chức tư tế, để họ thực hành việc phụng tự thiêng liêng, hầu tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi loài người. Bởi thế, vì giáo dân đã được Thánh hiến nhờ Đức Kitô và được Thánh Thần xức dầu, nên họ được mời gọi và được ban ơn cách lạ lùng để Thánh Thần sinh hoa trái nơi họ ngày càng phong phú hơn. Thực vậy mọi hoạt động, kinh nguyện và công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày. Việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, nếu họ chu toàn trong Thánh Thần, và cả đến những thử thách của cuộc sống, nếu họ kiên trì đón nhận, thì tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô, được thành kính dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Thánh Chúa khi cử hành phép Thánh Thể. Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài, bằng hành động thánh thiện khắp nơi”. (Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội, 34, CĐ Vaticanô 2)
Sống đời sống dâng mình có nghĩa là người (tín hữu) Đoàn viên GĐPTTT còn thực thi chức vụ Rao Giảng, làm chứng nhân cho Đức Kitô trước mặt mọi người bằng sự tôn trọng sự thật. Việc lấy chính đời sống của mình làm nhân chứng bắt nguồn từ đức tin, đức cậy và đức mến là khởi thủy và là điều kiện cho tinh thần tông đồ và không thể có gì để thay thế được.

Rước Lễ Đền Tạ
Vì Thánh Lễ cũng là một bàn tiệc, nên Đoàn viên GĐPTTT ngoài việc tham dự Thánh Lễ thường xuyên hay mỗi ngày nếu được, Công Đồng Vaticanô 2 còn khuyến khích việc rước Mình Chúa nguồn ơn thánh thiện, dấu chỉ của sự hợp nhất và thương yêu. Thánh Tâm Chúa ước muốn đoàn viên tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ hằng ngày, nhưng ít nhất mỗi tháng một lần phải tham dự thánh lễ và rước lễ đền tạ.
      Đoàn viên GĐPTTT rước lễ với Ý CHỈ ĐỀN TA Chúa vì sự vong ân bội nghĩa và những xúc phạm của mình và nhân loại đối với Thánh Tâm Chúa, đối với Thánh Thể Chúa.
      Trong nghi thức nhập đoàn, trước khi giơ tay tuyên hứa với sự chứng kiến của linh mục chủ sự, đoàn viên thưa với Chúa: "Để yên ủi Thánh Tâm Chúa, con xin long trọng tuyên hứa cùng Chúa mỗi tháng Rước Lễ Đền Tạ ít nhất một lần"

      Trong nghi thức Dâng Mình, các thành viên trong BCH Đoàn, sau khi nhận sứ vụ, cũng tâm niệm với Chúa: "Chúng con không còn tham vọng nào khác, ngoài tham vọng sống chính sự sống của Thánh Tâm Chúa. Vì bí tích Thánh Thể là mạch thông sự sống ấy cho linh hồn, chúng con sẽ năng đến múc lấy sự sống ở nguồn mạch suối đó. Chúng con sẽ cổ động cho nhiều người đến dự Tiệc Thánh Chúa"…

---------000---------

 
THÁNH LỄ và HIỆU LỰC CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
  "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống để ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống." (Ga 6, 51)

1. THÁNH LỄ LÀ GÌ   
                
Thánh lễ hay Lễ tế Thánh Thể là hình thức thờ phượng cao trọng nhất trong Phụng vụ để Giáo hội tái diễn mỗi ngày lễ tế của Chúa Ki-tô trên Thánh giá, như Người đã truyền cho các Tông đồ : "Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy".

Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô đã viết: "Thật vậy, đây là điều Chúa Giê-su đã dạy tôi, tôi xin truyền lại cho anh em. Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn rồi bẻ ra và nói "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tường nhớ đến Thầy".

Cũng thế, cuối bửa ăn Người nâng chén và nói "Đây là chén máu Thầy, máu đổ ra để lập Giao ước mới, mỗi khi uống anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy". Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa." (1Cr 11, 23-27)

Người tín hữu phải xác tín rằng Chúa Giê-su thực sự hiện diện trong Thánh lễ qua tác vụ tế lễ của các linh mục  để gặp gỡ ta và hiến mình cho ta qua Bí tích Thánh Thể. Do đó, Thánh lễ mang hai ý nghĩa :
  • Là một hy lễ của tình yêu
  • Là một bữa tiệc nói lên sự hiệp nhất

2. THÁNH LỄ VỚI BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Thánh lễ và bí tích Thánh Thể là một. Đây là lễ tế Hội thánh cử hành để cùng một lúc thể hiện hai việc:
1. Tưởng niệm Chúa Ki-tô theo nghi thức bữa Tiệc ly như chính ý Người muốn bằng cách diễn ra dưới hình thức một bữa ăn chung để mọi người tham dự cùng ăn và cùng uống Mình Máu Thánh Chúa, hầu được thông phần vào cái chết và sự sống lại của Người.
2. Tạo nên giao điểm gặp gỡ giữa Chúa Ki-tô Phục sinh và Giáo hội bằng nghi thức tiếp diễn lễ hy sinh xưa trên Thập giá để Giáo hội được nên một với Chúa Ki-tô đang hiện diện cách nhiệm mầu trong Bí tích Thánh Thể.
Ngoài ra, lễ tế Thánh Thể là mức thể hiện cao nhất mầu nhiệm cứu độ mà Hội thánh tập trung cử hành để diễn tả:
  • Giáo hội xác tín Chúa Giê-su là con đường duy nhất dẫn tới sự sống đời đời.
  • Giáo hội quy chiếu đời sống vào cái chết của Chúa Giê-su khi lấy hết lòng tin tưởng và yêu mến mà cử hành lễ hy sinh của Người, đồng thời nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần mà trở thành nhiệm thể duy nhất của Chúa Giê-su để hướng tới Chúa Cha.
  • Giáo hội dâng Chúa Giê-su lên Chúa Cha làm của lễ để nhờ đó nhân loại được cứu chuộc.
  • Giáo hội xin Chúa Cha ban ơn phù trợ, nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su.

3. NHIỆM VỤ CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ
Linh mục là người được truyền chức thánh trong số những người được chọn để làm thừa tác viên trong Hội thánh. Nhiệm vụ của linh mục cũng giống như nhiệm vụ của các Tông đồ khi xưa. Đứng trước cộng đoàn tín hữu, linh mục vừa là đại diện Chúa Ki-tô vừa là dại diện của toàn thể Giáo hội, đặc biệt của cộng đoàn tín hữu đang tập trung chung quanh bàn thờ.
Sứ mệnh là do Chúa Giê-su ban cho, qua tay các vị kế nhiệm các Tông đồ. Thừa tác vụ đó bảo đảm rằng Thánh lễ đã vạn đại hóa cách hữu hiệu lễ hy sinh của Chúa Giê-su và được Chúa Cha chấp nhận.

4. HỘI THÁNH CỬ HÀNH THÁNH LỄ NHƯ THẾ NÀO
Thánh lễ gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng thờ duy nhất.
1. Phụng vụ Lời Chúa
Phụng vụ Lời Chúa là phần đầu của Thánh lễ, được tiến hành như sau:
a.  Hội thánh cùng cộng đồng tín hữu tôn vinh thờ phượng  Chúa qua các phần:
  • Ca nhập lễ
  • Nghi thức sám hối và lời kinh thương xót
  • Kinh Vinh danh (có hoặc không tùy theo ngày lễ và mùa phụng vụ)
Lời nguyện nhập lễ
b. Cộng đồng tín hữu cùng nghe và suy gẫm những điều Chúa truyền dạy qua các bài đọc
  • Bài đọc 1 lấy từ  sách Cựu ước hoặc Tân ước
  • Đáp ca lấy từ Thánh vịnh
  • Bài đọc 2 lấy từ sách Tân ước (chỉ có trong lễ Chúa nhật và các đại lễ)
  • Bài Tin Mừng
  • Kinh Tin kính (chỉ đọc trong lễ Chúa nhật và các đại lễ)

2. Phụng vụ Thánh Thể.
Phần này bắt đầu từ khi chủ tế chuẩn bị bánh và rượu. Tiếp đến chủ tế rửa tay, đọc lời nguyện tiến lễ, kinh tiền tụng và làm lại các cử chỉ Chúa Giê-su đã truyền trong bữa Tiệc ly. Cũng trong phần này, Hội thánh và cộng đồng tín hữu cùng dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện Tạ ơn, gồm có:
  • Kinh tiền tụng
  • Lời Truyền phép
  • Kinh Tạ ơn
  • Nghi thức chuẩn bị rước lễ và các kinh nguyện tiếp theo
  • Kinh Lạy Cha
  • Lời nguyện xin Chúa cứu khỏi mọi sự dữ và được sống an bình
  • Xin ơn bình an và hiệp nhất trong Hội thánh
Kinh Chiên Thiên Chúa và lời nguyện xin ơn rước lễ cho nên sau nghi thức rước lễ là phần kết lễ với:
  • Lời nguyện hiệp lễ
  • Phép lành cuối lễ và lời chúc bình an

5. Ý NGHĨA VỀ CÁC MẦU SẮC TRONG PHỤNG VỤ
Giáo hội ấn định mỗi mùa có một mầu riêng cho lễ phục với những ý nghĩa như sau:

1.  Mầu hồng: Chỉ dùng cho hai lần trong năm vào Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng và Chúa nhật thứ tư Mùa Chay, diễn tả tâm tình vui mừng giữa không khí ăn năn, sám hối, để nâng đỡ các cố gắng đi cho hết đường.

2.  Mầu trắng : Là dấu chỉ của sự vui mừng, thanh khiết nên được dùng trong lễ Chúa Ba Ngôi, Lễ Thánh tâm Chúa Giê-su, lễ Mình và Máu Thánh Chúa, lễ Chúa Ki-tô Vua, các lễ về Đức Mẹ; lễ các thánh Thiên Thần; các thánh nam nữ hiển tu hoặc đồng trinh và suốt trong các mùa Giáng sinh, Phục sinh. Ngoài ra, vào các dịp lễ mừng đặc biệt, mầu vàng cũng thường được dùng thay mầu trắng như trong lễ mừng ngân khánh, kim khánh, lễ đầu năm mới, lễ cưới.

3.  Mầu đỏ : Biểu hiện của lửa và máu, được dùng trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, các nghi lễ tưởng niệm cuộc thọ hình của Chúa Giê-su, lễ kính các thánh Tông đồ và lễ các thánh nam nữ tử đạo.

4. Mầu xanh lá cây : Mang ý nghĩa hy vọng dùng cho Mùa quanh năm.

5. Mầu tím : Chỉ sự thống hối, ăn năn, khổ hạnh và buồn sầu nên đuọc dùng trong Mùa Vọng, Mùa Chay, khi cử hành bí tích Xức dầu, bí tích Giải tội và phần đầu của bí tích Thanh tẩy.

6. Mầu đen : Tượng trưng cho sự tăm tối, chết chóc và trước đây được dùng riêng cho lễ an táng, lễ cầu hồn. Hiện nay Giáo hội dùng mầu tím để thay cho mầu đen trong các nghi lễ này.

6. THÁNH LỄ TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU
Thánh lễ là trọng tâm hiệp nhất cộng đồng dân Chúa khi mọi người cùng quy tụ chung quanh bàn tiệc Thánh Thể.  Trong lễ, Chúa hiện diện, bẻ bánh và chia cho tất cả mọi người một cách thiêng liêng qua trung gian linh mục, như xưa Người đã làm trong bữa Tiệc ly. Thánh lễ cũng là giờ phút Hội thánh và cộng đồng tín hữu hiệp thông trong lời cầu nguyện, nhân danh Chúa Giê-su, nhờ Chúa Giê-su và cùng với Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha mọi lời tôn vinh chúc tụng.
Lễ tế Thánh Thể là nguồn mạch tất cả đời sống của Giáo hội và là điểm quy tụ hết mọi bí tích. Bởi thế, rước lễ là cách thế hoàn hảo nhất để lãnh nhận hiệu quả của Thánh lễ, khi ta lấy hết lòng mến yêu tin tưởng mà tham dự hay cử hành.
Hiệu quả của lễ tế này trải ra vô tận chứ không chỉ thu hẹp lại nơi những người rước lễ, bởi lẽ Chúa Giê-su đã chịu chết và sống lại cho mọi người, thì lễ tế của Người cũng sinh ơn ích thiêng liêng cho mọi người qua việc cộng đoàn tham dự hiệp thông với dân Chúa trên khắp hoàn cầu, và linh mục chủ tế cầu nguyện cho cả người sống lẫn kẻ chết.

7. NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA THÁNH LỄ
1. Trong Thánh lễ, Chúa Giê-su hiện thực hóa lễ tế duy nhất của Người đã hoàn tất khi xưa trên thập giá và được vạn đại hóa nhờ sự phục sinh của Người.
2. Trong lễ tưởng niệm bây giờ, Giáo hội hiệp nhất với  Chúa Thánh Thần, dâng Chúa Giê-su lên Chúa Cha và dâng chính đời sống mình để mỗi ngày nhờ Chúa Thánh Thần, được hiệp thông với Chúa Giê-su cách sâu sắc hơn.
3. Bánh và rượu được biến đổi bản thể thành mình và Máu  Chúa Giê-su như thế nào, thì những người  rước lễ cũng được biến đổi trong Người như vậy. Linh mục chủ tế là thừa tác viên của Chúa Giê-su và Hội thánh là người bảo đảm cho việc cử hành này được thánh hiến đích thực.
4. Nhờ thánh lễ người tín hữu kết hợp được với Chúa Giê-su và Chúa Thánh Thần trong lòng Chúa Cha.
5. Thánh lễ là một hy lễ có hiệu lực tạ ơn, tha tội, đền tội và cầu nguyện cho người sống cũng như kẻ chết (Công đồng Trento, Dz 940 950).

8. CẦU NGUYỆN LÀ GÌ ?
Cầu nguyện là bày tỏ niềm trông cậy vào Thiên Chúa với tâm tình tạ ơn và nhận biết thân phận thụ tạo của mình trước mặt Người. Nói cách khác, cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, là kết hợp với Người.

9. CÁC HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN
Có rất nhiều cách cầu nguyện và tất cả đều tùy ở lòng tin của tín hữu, khi muốn đặt mình trước Nhan Thánh Chúa, như con cái đối với cha mẹ, để bày tỏ với Người mọi tâm tư, ước nguyện.
1.  Có thể cầu nguyện một mình trong nơi yên vắng bằng lời lẽ riêng của chính mình.
2. Có thể tham dự chung với cộng đoàn, tập thể hay nhóm nhỏ bằng Các giờ kinh phụng vụ hay một số kinh nguyện chung hoặc bằng lời ca tiếng hát.
3. Có thể cầu nguyện theo đúng ý Chúa Giê-su đã dạy các Tông đồ khi xưa bằng Kinh Lạy Cha. Kinh này có hai phần ý nghĩa rõ rệt: phần đầu huóng về Thiên Chúa và phần cuối hướng vào đời sống con người.
4. Cũng có thể biến cả đời sống trở thành kinh nguyện, nghĩa là luôn cảm thấy Đức Ki-tô có mặt trong mọi sinh hoạt của mình, đồng thời quy chiếu tất cả những sinh hoạt ấy theo những điều Người đã truyền dạy.

10. HIỆU LỰC CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện không phải chỉ là xin ơn, dù trong tư thế là con cái ta có quyền xin Thiên Chúa ban cho ta những điều tốt lành. Cầu nguyện còn có nghĩa là tạ ơn, tôn thờ, ca tụng Thiên Chúa. Đời sống thiêng liêng của tín hữu chỉ có thể được củng cố và tăng triển nhờ việc cầu nguyện thường xuyên. Bởi vì:
1. Cầu nguyện giúp cho ta dễ đến gần Thiên Chúa và sống kết hiệp mật thiết với Người hơn.
"Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai luôn kết hợp với Thầy và Thầy luôn kết hợp với người ấy thì người ấy sinh hoa kết quả dồi dào, vì không có Thầy anh em không làm gì được"  (Ga 15, 5)
2. Cầu nguyện đưa ta đến với Thiên Chúa, tạo ra một cuộc đối thoại thân tình với Người. Khi cầu nguyện, ta có thể chân thành nói với Người về tất cả những gì làm ta bận tâm, xao xuyến hay lo lắng sầu khổ.
3. Cầu nguyện giúp cho tâm hồn ta được bình an, độ lượng với mọi người và thực sự khiêm nhường, thương yêu, bởi vì khi cậy trông và phó thác, ta  sẽ thấy bao nhiêu lo âu, xao xuyến, hận thù, gay gắt, chán chường và mệt mỏi đều có thể giảm bớt hay tiêu tan trước nhan thánh Chúa.
4. Cầu nguyện làm tăng thêm đức tin cho tín hữu.
Tóm lại, cầu nguyện là thái độ sống mà mỗi Ki-tô hữu cần phải có, phải thực hiện thường xuyên bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào như Đức Ki-tô đã nhắc nhở các Tông đồ:
"Anh em phải canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng hái nhưng xác thịt lại yếu hèn"  (Mc 14,38)

PHẦN GỢI Ý THÊM
1.Bạn đã tham dự Thánh lễ lần nào chưa? Nếu đã tham dự, bạn có cảm nghĩ như thế nào ?
2. Bạn đã từng cầu nguyện chưa? Dù với bất cứ niềm tin nào, bạn có cảm thấy đã được ơn đặc biệt cho mình không ?
3. Bạn thích cách cầu nguyện nào nhất? Tại sao ?
4. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của Thánh lễ ?



chienhien Tổng hợp

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm xứ đoàn Tân Phú: Mừng bổn mạng


Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm xứ đoàn Tân Phú: Mừng bổn mạngCha đã quá thương yêu người ta, nhưng người ta không những chẳng báo ơn Cha, lại có nhiều kẻ bội bạc làm hư phép Mình Thánh và xúc phạm đến Cha vì thế Cha muốn mỗi năm dành riêng một lễ tôn thờ Trái Tim Cha. Ngày ấy, những ai có lòng mến Cha hãy rước lễ đền tội những người phạm đến Cha trong phép Mình Thánh. Cha hứa sẽ ban nhiều ơn cho những ai sốt sắng mừng và khuyên bảo người ta mừng lễ ấy”. (Nhật ký St. Margarita Alaque)


Tháng Sáu, Giáo hội Công giáo dành riêng để “Tôn vinh tình yêu Thiên Chúa”, đặc biệt, Đoàn thể Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm VN cũng dành để “Tôn thờ và Đền Tạ” Trái Tim Chúa Giêsu với linh đạo: “Lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu”. Ngay từ đầu tháng Sáu, xứ đoàn Tân Phú đã lập tòa Thánh Tâm Chúa trang trọng trong thánh đường giáo xứ, với tượng Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu, Máu và Nước chảy ra, để cộng đoàn cùng chiêm ngắm tình yêu tận hiến của Chúa Giêsu.

Để chuẩn bị bước vào tháng Sáu kính Thánh Tâm, theo truyền thống của xứ đoàn Tân Phú hạt Tân Sơn Nhì, đồng thời dọn tâm hồn để mừng bổn mạng của xứ đoàn, cũng nằm trong tháng này, BCH xứ đoàn đã tổ chức 2 buổi tập huấn cho các đoàn viên dự bị hiểu về: ý nghĩa - tôn chỉ - mục đích - linh đạo của đoàn thể; về nhiệm vụ và quyền lợi cũng như những ơn ích thiêng liêng mà Thánh Tâm Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến, kính thờ Trái Tim Người.

Được sự quan tâm của Cha linh hướng Giuse Nguyễn Văn Lãnh, xứ đoàn đã tổ chức hai buổi tĩnh tâm trước lễ bổn mạng: một buổi do cha linh hướng xứ đoàn, một buổi do Cha Giuse Dương Vũ - linh hướng GĐPTTT hạt Tân Sơn Nhì - giảng phòng. Quý cha đã giúp cho đoàn viên hiểu rõ về tình yêu Thiên Chúa, và mỗi người hãy có một trái tim biết mở ra để Chúa hoạt động; đồng thời, biết nhận ra con người thật của mình là khởi điểm của đời sống thiêng liêng. Nếu ta không khiêm tốn nhờ sức mạnh của ơn Chúa và chưa nhận ra con người thật của mình thì ta chưa cảm nhận được tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa... Từ đây, người đoàn viên GĐPTTTCG hãy để Lời Chúa biến đổi lòng mình mỗi ngày, và luôn “Xin Chúa uốn lòng chúng ta nên giống Trái Tim Chúa…”


Lúc 15h15 ngày 15-6-2012, Khởi đầu Thánh lễ mừng bổn mạng bằng cuộc cung nghinh kiệu Thánh Tâm Chúa xung quanh hành lang thánh đường do cha linh hướng chủ sự. GĐPTTT, quý chức HĐMV và đại diện các đoàn thể bạn trong giáo xứ cùng đông đảo cộng đoàn tham dự khoảng 1.000 người. Cuộc cung nghinh Thánh Tâm diễn ra trang trọng với lời dẫn kiệu sâu lắng, đan xen với cung đàn trầm bổng và âm vang lời ca vút cao của ca đoàn Thánh Tâm đã nâng lòng cộng đoàn dâng muôn lời chúc tụng, ngợi khen, tôn vinh, cảm tạ tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu với các bài Thánh ca đã đi vào lòng người như: “Trái Tim Người đầy lửa mến triền miên… dừng lại đây bên trái tim dịu hiền Chúa…”; “Thánh Tâm Giêsu từ bi vô ngần, không bao giờ chê chối…”
 Thánh lễ bổn mạng do cha linh hướng chủ sự, xứ đoàn xin lễ với ý cầu nguyện: tạ ơn vì những hồng ân bao la Chúa đã ban cho mỗi người, mỗi gia đình đoàn viên; đồng thời, cầu bình an cho Giáo hội, cầu cho các vị chủ chăn, cầu cho hội viên mạnh khỏe và thêm lửa kính mến Trái Tim Chúa, cầu cho ân nhân còn sống cũng như đã qua đời.

Hôm nay, đối với xứ đoàn Tân Phú, niềm vui được nhân đôi vì trong Thánh lễ mừng bổn mạng, cha linh hướng chủ sự tiếp nhận 48 anh chị em long trọng truyên hứa gia nhập với quyết tâm: Tuân giữ các ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc; giữ đức tiết độ trong lời nói và việc làm; vâng phục quyền giáo huấn của Giáo hội về mọi lãnh vực đạo đức, công bằng xã hội; đáp lại tình yêu bao la của Thánh Tâm Chúa bằng cách đọc kinh dâng ngày và dâng mình để kết hiệp với hy lễ Chúa hằng dâng trên bàn thờ; tham dự và rước lễ đền tạ ít nhất mỗi tháng một lần; phục vụ cộng đoàn dân Chúa để mọi người yêu mến Thánh Tâm Chúa. Đồng thời, hứa trung thành, chu toàn nhiệm vụ của một Tông Đồ Thánh Tâm Chúa trong việc đem lửa yêu mến và lòng thương xót Chúa đến với gia đình, xứ đạo và trong các môi trường sống chung quanh.

Linh đạo GĐPTTT lấy việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu làm nền tảng để thánh hóa cá nhân, làm việc tông đồ, mở rộng Nước Chúa qua việc thăng tiến bản nhân, gia đình và xã hội. Phạt Tạ Thánh Tâm là TÔN THỜ - YÊU MẾN - THỐNG HỐI và ĐỀN BỒI những lỗi lầm thiếu sót.
Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là một việc đạo đức nhằm kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu, biểu hiệu cho Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, đối tượng chính của sự tôn sùng là Tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được Chúa mặc khải trong Cựu ước, và thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu ở trần thế. Tình yêu này cần phải được đền đáp bằng chính tình yêu của con người, là tạo vật do Chúa dựng nên; tuy hèn kém, bất xứng nhưng lại được Chúa đợi chờ. Sự đền đáp này được thể hiện bằng những hành động sau:

- Đền tội cho chính mình, cầu nguyện cho những người thờ ơ, vô ơn bội bạc hay còn chìm đắm trong tội lỗi, không biết đến hay không màng gì đến tình yêu hải hà của Thiên Chúa. Vinh danh Trái Tim Chúa Giêsu như Ngài đã ước muốn, và cũng chính vì Trái Tim Ngài đáng được vinh danh và tôn thờ nơi mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong toàn thể nhân loại. Đặt hết tin tưởng và phó thác vào Trái Tim Tình Yêu Chúa Giêsu. Loan truyền lòng Tôn Sùng Trái Tim Chúa, tạo cơ hội cho nhiều người đón nhận ơn ích của Trái Tim Chúa, một Trái Tim rộng lượng, bao dung và sẵn sàng ban tràn đầy cho những ai muốn đón nhận. Đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng chính tình yêu của mình, bằng cách thực hiện những điều Chúa mong đợi, là chúng ta đã an ủi được Trái Tim yêu thương của Chúa.

Lời Đức Piô X (1914-1922) ra lệnh phải thi hành hằng năm: “Việc tôn thờ Trái Tim cực Thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về Tình Yêu Thiên Chúa. Bởi vì Tình Yêu vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các linh hồn, các gia đình và các quốc gia”. Đáp lại lời kêu gọi của vị Cha chung, xứ đoàn Tân Phú được thành lập năm 1970, đã luân phiên thực hiện việc Đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Thánh lễ kết thúc tốt đẹp, Ông Giuse Đoàn Huy Hoàng, Trưởng xứ đoàn đã dâng lời cảm ơn lên cha chánh xứ, cha linh hướng, quý tu sĩ, quý chức, quý khách, quý đoàn thể đã hiện diện hiệp thông với xứ đoàn. Qua bữa tiệc thân mật, mọi người cùng chia sẻ tâm tình trong ngày kính bổn mạng của đoàn thể.


Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 17


Nhân đức nhất để tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa Giêsu :
Phải ghét tội trên mọi sự


Theo lời thánh nữ Magarita: muốn tỏ lòng kính mến Trái Tim Chúa, phải giữ điều Người dạy: là ghét tội trên hết, dứt tình quyến luyến tạo vật, và chịu đau khổ, vác thánh giá mà theo Chúa.

Có lần Chúa hiện ra, đầu Chúa đội mũ gai máu chảy ròng ròng, Chúa phán: "Đây là món quà kẻ có tội tặng cho Cha".
Từ khi tôi thấy Chúa đau khổ như thế, tôi biết rõ tội trọng tai hại chừng nào, nó làm khốn Chúa dường nào. Tôi quyết ghét tội trên hết mọi sự, thà chết ngàn lần chẳng phạm tội bao giờ.
Một lần Chúa phán với bà thánh: "Cha là đấng thánh, dạy người ta nên thánh, đấng cực sạch, không hề tha thứ cho một bụi nhơ. Cha không chấp những tội người ta phạm vì yếu đuối hay vô tình, nhưng Cha phạt những tội người ta cố chấp không ăn năn, dù là nhỏ mọn".
Chúa còn cho biết có ít tội nhỏ nhưng làm cực lòng Chúa lắm, như tội bất kính trước Mình Thánh Chúa, tội phô trương việc lành mình làm, làm vì tư lợi, kiêu ngạo, lỗi công bình, lỗi bác ái, lười biếng việc thờ phượng.

Trái Tim Ðau Buồn của Chúa Giêsu 

 Suy niệm

Chúng ta không thể nào không cảm thương Chúa Giêsu khi suy nghĩ đến việc Trái Tim của Chúa bị sầu khổ biết chừng nào? Người nói với chúng ta rằng Trái Tim Người bị chất đầy những nỗi buồn đau: Linh hồn Thầy buồn phiền đến nỗi chết (Marcô 14:34). Nỗi đau buồn chính làm khổ Chúa không phải là cảnh tượng những cực hình và sỉ nhục mà nhân loại đã chuẩn bị cho Chúa, nhưng là cảnh tượng những sự vong ân đối với tình yêu bao la của Người. Chúa Giêsu thấy trước mọi tội lỗi mà chúng ta sẽ phạm sau tất cả những đau khổ của Người và sau cái chết đắng cay ô nhục như thế. Người thấy trước những sỉ nhục kinh khủng mà con người sẽ xúc phạm đến Trái Tim đáng tôn thờ của Người, Trái Tim mà Người đã để lại cho chúng ta trong Phép Thánh Thể như là bảo chứng tình yêu của Người. Ôi lạy Thiên Chúa của con, kinh khủng thay những xúc phạm Chúa Giêsu phải chịu trong Bí Tích Tình Yêu!
Thế nhưng, cảnh tượng của tất cả những sỉ nhục này không ngăn cản được Chúa để lại cho chúng ta bảo chứng tình yêu lớn lao này của Người. Người gớm ghét tội lỗi, nhưng dường như tình yêu của Chúa dành cho chúng ta đã vượt thắng sự gớm ghét tội lỗi này của Người, bởi lẽ Người thà để những sự phạm thánh này xảy ra, chứ không nỡ để những linh hồn yêu mến Người mất đi thứ thần lương này. Ðiều này lẽ nào không khiến ta yêu mến Trái Tim đã quá yêu chúng ta sao?
Chúa Giêsu Kitô đã làm đủ để đáng được chúng ta yêu. Nếu chúng ta tiếp tục bỏ rơi Chúa trên bàn thờ như phần lớn nhân loại thì chúng ta vô ơn bạc nghĩa đến thế nào? Chúng ta có nên hợp đoàn với số ít người nhận biết Chúa không? Trái Tim Chúa Giêsu ở trong Bí Tích Thánh Thể đang bừng cháy lửa yêu mến chúng ta. Chúng ta có nên bừng cháy lửa yêu mến Chúa Giêsu trước sự hiện diện của Người không?
 Yêu mến và cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu rất đáng tôn thờ và rất yêu dấu, dưới chân Chúa đây là một người đã gây biết bao đau buồn cho Trái Tim đáng yêu của Chúa. Ôi Thiên Chúa của con, sao con nỡ gây thương tích cho Trái Tim Chúa đã quá yêu con và đã không tiếc bất cứ điều gì để làm cho con yêu Chúa? Nhưng xin Chúa tự an ủi, con sẽ thưa cùng Cứu Chúa con, vì trái tim con, đã bị thương tích bởi ân sủng và tình yêu cực thánh của Chúa, giờ đây cảm thấy hối hận vì những tội lỗi con xúc phạm đến Chúa. Giêsu, Chúa con ơi, xin ban cho con nỗi đau buồn vì tội lỗi con mà Chúa đã cảm nhận trong đời Chúa! Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha nỗi đau buồn mà Con Cha đã cảm nhận vì tội lỗi con. Con xin Cha ban cho con nỗi đau buồn lớn lao vì những tội lỗi con đã phạm tới Cha, để con sẽ sống một đời không còn khinh rẻ tình thân của Cha nữa.
Giêsu, Chúa con ơi, từ nay trở đi, xin ban cho con ơn ghê sợ tội lỗi, để con gớm ghét ngay cả những lỗi thật nhỏ, vì chúng làm mất lòng Chúa. Ôi Chúa yêu dấu của con, giờ đây con chán ghét mọi sự làm mất lòng Chúa, và trong tương lai, con nhất định chỉ yêu một mình Chúa, và chỉ yêu những gì Chúa yêu. Xin giúp con, Chúa ơi, xin ban cho con sức mạnh, xin ban cho con ơn kêu cầu Chúa không ngừng, Ôi Chúa Giêsu của con, và cho con luôn lập lại với Chúa lời cầu khẩn này: “Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con tình yêu Chúa, xin ban cho con tình yêu Chúa, xin ban cho con tình yêu Chúa.”
Lạy Rất Thánh Ðức Mẹ Maria, xin ban cho con ơn biết cầu nguyện không ngừng với Mẹ và thưa cùng Mẹ, Ôi Mẹ của Con, xin làm cho con yêu mến Chúa Giêsu Kitô.


Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Tháng kính Thánh Tâm - ngày 16

NGÀY MƯỜI SÁU
Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu


Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu Thánh nữ Magarita kể lại như sau:”Một lần Chúa Giêsu hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Chúa cho tôi xem, tôi thấy 5 dấu thánh nơi mình Người sáng ra. Trái Tim Chúa có thánh giá ở trên, trong có lửa bốc ra, một vòng gai cuốn chung quanh đâm vào trái Tim, vết thương ngọn giáo đâm vào mở to ra. Lần nào Chúa cũng mở Trái Tim, tôi cũng thấy như thế. Những ảnh tượng làm giống như trên đẹp lòng Chúa Giêsu lắm, vì nó giống hệt Trái Tim Chúa Giêsu”. Chúa muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong nhà thờ, tại nhà riêng, và những nơi xứng đáng khác… để kẻ có tội nhìn thấy và hối cải. Ai đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu sẽ được Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác.
VẤN ÐỀ TRÁI TIM

Lm Phạm Quốc Hưng, CSsR.
Các nhà tu đức thường nói:
“Bản chất Kitô giáo là vấn đề của trái tim, của tấm lòng, của tâm hồn.”
Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger viết: “Tin là hành động của trái tim.”

Tác giả sách Tiếng Gọi Thánh Tâm viết về linh mục và cũng có thể áp dụng cho mỗi tín hữu và những người sùng kính Thánh Tâm như sau: “Ðời sống linh mục bao giờ cũng phải là một cuộc trao đổi tình ái từ Thánh Tâm xuống lòng mình và từ lòng mình lên tới Thánh Tâm”.
Thành ngữ “đạo tại tâm” một cách nào đó đã diễn tả chính xác thực chất của việc sống đạo, sống thánh, nếu chữ “tâm” được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn. Thực vậy, giá trị đích thực của một người tùy thuộc ở bản chất của tấm lòng, của tâm hồn, của trái tim người ấy. Người tốt là người có tấm lòng tốt, người xấu là người có lòng dạ xấu xa. Bởi đó, thi hào Nguyễn Du có thơ rằng: “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Kim Vân Kiều).

Hơn nữa, tâm hồn tốt đẹp dẫn đến một đời sống thiện hảo, một dáng vẻ đáng yêu. Tâm hồn độc dữ tạo nên một đời sống xấu xa và làm hỏng cả những tài năng sẵn có. Ðó là ý nghĩa câu thành ngữ: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt.”
Việc hối cải—điều kiện căn bản để đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô—cũng là vấn đề của trái tim. Ðó là quá trình biến đổi tâm hồn để tâm hồn của ta được trở nên giống tâm hồn của Chúa, đẹp lòng Chúa, và nên một với Người. Mọi việc bên ngoài chỉ có giá trị khi nó góp phần biến đổi tâm hồn hay được thúc đẩy bởi tình yêu ở tận đáy lòng.Tiên tri Joel viết:

Ðây là sấm ngôn của Ðức Chúa: “Nhưng ngay cả lúc này,
các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.”
Ðừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng Ðức Chúa là Thiên Chúa của anh em,
bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương,
Người hối tiếc vì đã giáng họa (2:12-13).

Nhưng tự sức riêng, con người ta không thể hiểu rõ tâm hồn của chính mình chứ chưa nói đến việc có sức để biến đổi tâm hồn của mình để trở nên tốt hơn. Ðiều khiến chúng ta vui mừng là chính Thiên Chúa, vì yêu thương con người, đã khởi xướng, hướng dẫn và thực hiện việc “thay tim” cho con người để họ có thể bước vào liên hệ yêu thương thiết thân với chính Người. Ðây là điều Thiên Chúa đã phán trong sách tiên tri Ezekiel:
”Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành” (36:26-27).

Ðó cũng là điều Thánh Vương Ðavít khi sám hối đã tha thiết nài xin cùng Chúa trong Thánh Vịnh 51:
”Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy” (Tv 51:12).
Như vậy, tất cả cố gắng sống niềm tin của ta sẽ không nhằm mục đích nào khác hơn là nhắm đến việc đón nhận và cộng tác với ơn thánh Chúa, để được Chúa biến đổi trái tim xấu xa tội lỗi của ta nên giống Trái Tim của chính Chúa Giêsu Cứu Thế, để trái tim ta kết hợp làm một với Thánh Tâm Người.

Ý nghĩa của từ ngữ “Trái Tim” hay “Tấm Lòng”

Từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” được hiểu theo những ý nghĩa sau:
- diễn tả hay biểu thị cảm xúc hay thái độ của một người (“con tim vui,” “Và Con Tim Sẽ Vui Trở Lại” , “trái tim rướm máu”)
- chỉ một bản vị, một con người với trọn cả xác hồn, toàn thể con người (“tìm một tâm hồn,” “yêu với trọn cả trái tim”)
- là trung tâm thuộc linh của linh hồn một người, cốt lõi của các hoạt động của ý chí (chọn lựa, quyết định), cảm xúc và trí tuệ
- ý nghĩa là “trung tâm con người” có căn bản vững chắc trong Thánh Kinh
- “trái tim” hay “tấm lòng” là từ ngữ hay được dùng nhất trong Cựu Ước khi diễn tả con người. Từ ngữ “leb” hay “lebab” dùng để chỉ “trái tim” hay “tấm lòng” xuất hiện 858 lần trong Cựu Ước, 113 lần trong các Thánh vịnh.

Hiểu “trái tim” chỉ theo nghĩa diễn cả những tình cảm giác quan mà thôi là một lối hiểu hẹp hòi nông cạn. Lối hiểu này dẫn đến quan niệm sai lầm đồng hóa tình yêu hay việc sống đạo với những xúc cảm nhất thời, hay đánh giá sự thánh thiện theo sự thay đổi của những cảm xúc nơi những kinh nghiệm thiêng liêng mà thôi. Quan niệm hẹp hòi này giam hãm đời sống đức tin ở mức độ thấp kém của những cảm xúc hời hợt, không giúp người ta trung kiên giữ vững đức tin khi gặp thử thách khó khăn.

“Trái Tim” trong Cựu Ước.

Trong Cựu Ước, ta thấy Thiên Chúa đã dùng từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” để áp dụng cho chính Người:
Trước đại hồng thủy “Ðức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu. Ðức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng” (Kn 6:5-6).
Khi Vua Saul bất tuân lệnh truyền của Giavê, Người quyết định phế bỏ ông và chọn Ðavít làm vua thay ông. Tiên tri Samuel đã được Thiên Chúa sai đến nói với Vua Saul: “Nhưng giờ đây vương quyền của ngài sẽ không đứng vững. Ðức Chúa đã tìm cho mình một kẻ như lòng Người mong muốn, và Ðức Chúa đã đặt kẻ ấy làm người lãnh đạo dân Người, bởi vì ngài đã không giữ điều Ðức Chúa truyền cho ngài” (1 Sam 13:14).
Trong sách tiên tri Jeremiah, Chúa phán: “Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gie 3:15).

Trái tim cũng là nơi xác định hạnh phúc đích thực của mỗi người và là chỗ gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh viết: “Biết bao kẻ nói rằng: ‘Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?’
Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.
Chúa ban xuống lòng con nhiều hoan lạc
Hơn khi thiên hạ được mùa lúa rượu đầy dư” (Tv 4:7-8).
”Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề” (Tv 34:19).
”Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng” (Tv 37:4).
”Xin hướng lòng con nghiêng về thánh ý,
không ngả theo lợi lộc tiền tài” (Tv 119:36)

Trái tim còn là chỗ gặp gỡ kết giao giữa con người với nhau. “Tâm đầu ý hợp” là thế! Sách Các Vua II kể lại việc gặp gỡ kết giao giữa Yêhu và Yônađab như sau:
Bỏ đó trẩy đi, ông gặp Yônađab con của Rêkab ra đón ông. Ông chào và nói: “Lòng ông có trung trực với lòng tôi, như lòng tôi với lòng ông không?” Và Yônađab nói: “Dĩ nhiên!” Yêhu nói: “Dĩ nhiên thì hãy bắt tay” Và Yônađab đã bắt tay. Còn Yêhu đã đón ông lên xe với mình. Yêhu nói: “Hãy đi với tôi mà chứng kiến lòng nhiệt thành của tôi với Yavê” Và Yêhu đã đem ông ấy đi với mình trên xe (10:15-16).

”Trái Tim” trong Tân Ước.

Các từ ngữ Hy Lạp “kardia,” “koilia” và “splancha” dùng cho “trái tim” hay “tấm lòng” cũng thường xuất hiện trong Tân Ước.
Phúc Âm Luca cho thấy Chúa Giêsu là Ðấng thấu suốt tâm hồn mỗi người: “Nhưng Ðức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: ‘Các ông suy nghĩ gì trong bụng vậy?’” (Lc 5:22)

Ðồng thời, Chúa Giêsu đã chỉ cho ta thấy tâm hồn chính là trung tâm phát xuất mọi điều hay dở nơi mỗi người. Giá trị và hạnh phúc của con người đều căn cứ ở tình trạng tâm hồn của người ấy:

”Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8).
”Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình” (Mt 12:35).
”Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh bị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế” (Mc 7:21-23).
Hơn nữa, việc yêu mến Thiên Chúa là điểm cốt yếu nhất của niềm tin phải được phát xuất từ tâm hồn: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12:30).
Một khi thiếu yếu tố chân thực từ đáy lòng, mọi hình thức hay nghi lễ thờ phượng đều không đáng Chúa chấp nhận. Vậy nên Chúa Giêsu đã trách những người biệt phái giả hình như sau: “Bọn giả hình! Chí lý thay điều Ysaya đã tuyên sấm trên các ngươi, rằng: Dân này tôn kính Ta ngoài môi, còn lòng chúng thì xa Ta một vời” (Mt 15:7-8).
Chúa Giêsu còn dạy rằng trái tim con người còn là nơi chứa đựng những gì quý báu nhất của họ: “Vì kho tàng các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó” (Lc 12:34).

Như Thánh Công Ðồng Vaticanô II nhận xét: Chúa Giêsu “đã yêu mến bằng quả tim con người” (Gaudium et Spes 22), Người đã diễn tả những xúc động mến yêu sâu xa của Trái Tim nhân loại của Người trước những cảnh bơ vơ, bệnh tật, đói khát và chết chóc của con người (Mt 9:36; Mt 14:14, Mt 16:32; Lc 7:13-14; Ga 11:33-35

Từ ngữ “chạnh lòng thương” được Phúc Âm dùng để diễn tả lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Giêsu.
Ðể giúp con người biết yêu như Chúa yêu, sống như Chúa sống và nhận được sự nâng đỡ, ủi an, hướng dẫn của Người, Chúa Giêsu đã mời gọi họ đến học hỏi nơi Thánh Tâm của Người: “Hãy đến với Ta, hết những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các ngươi sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn. Vì chưng ách của Ta thì êm ái, và gánh Ta lại nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30).

Phúc âm Luca còn cho thấy vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng khi Chúa Giêsu trách sự chậm tin của hai môn đệ trên đường về làng Emmau sau khi Người sống lại như sau: “Hỡi những kẻ ngu độn và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói!” (Lc 24:25). Và hai ông cũng xét lại kinh nghiệm đức tin của họ dựa trên sự biến đổi của tâm hồn: “Lòng chúng ta đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta, và giải nghĩa Kinh Thánh cho ta đó sao?” (Lc 24:32).
Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng nói đến sự yêu thương hiệp nhất trong Hội Thánh thời sơ khai là sự hiệp nhất của tấm lòng: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Ðền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (2:46-47).

Thánh Phaolô dùng từ “kardia” ít là 50 lần trong các thư của người. Cũng cùng một tâm tình như Chúa Giêsu, Thánh Phaolô cũng nhận ra vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng. Mọi liên hệ yêu thương giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau phải được phát sinh và thực hiện nơi tâm hồn:
”Bởi vì nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi: Gêsu là Chúa! và nếu ngươi tin trong lòng ngươi: Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết! ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi” (Rom 10:9-10).
”Mà bởi vì anh em là con cái, thì Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Người vào lòng anh em, Thần Khí kêu lên: Abba, lạy Cha” (Gal 4:6).
”Lẽ đương nhiên là tôi phải có những tâm tình như thế đối với anh em hết thảy, bởi tôi hằng có anh em canh cánh nơi lòng tôi” (Phil 1:7) và “tôi trìu mến anh em hết hảy trong lòng dạ Ðức Kitô” (Phil 1:8).
Tất cả nỗ lực khuyến đức và xây dựng niềm tin của Thánh Phaolô có thể được tóm gọn trong câu: “Anh em hãy có nơi anh em tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu” (Phil 2:5).

Những ý nghĩa chính của “trái tim” trong cái nhìn của Thánh Kinh:
Tiến Sĩ Timothy T. O’Donnell, tác giả cuốn Trái Tim Ðấng Cứu Thế, đưa ra những ý nghĩa chính của “trái tim” như đã được trình bày trong Thánh Kinh: Nói chung, Thánh Kinh xem trái tim như điểm trung tâm nơi một người, là những gì trung thực nhất nơi người ấy. Chính nơi ấy, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ và hiệp thông tâm sự với con người. Theo nghĩa này, trái tim gần đồng nghĩa với lương tâm.

Các từ “leb” và “lebab” trong Cựu Ước, “kardia,” “koilia” và “splancha” trong Tân Ước đều chung ý nghĩa diễn tả trung tâm trung thực trực tiếp của một người, nơi phát sinh mọi tư tưởng, cảm xúc, chọn lựa.

Từ ngữ “trái tim” theo nghĩa nới rộng được dùng cho cả Thiên Chúa lẫn con người.
Thiên Chúa thực sự muốn mạc khải Trái Tim của Ðấng Thiên Sai theo ý nghĩa và sứ điệp ban đầu của Thánh Kinh.
Dù Trái Tim thể lý của Chúa Giêsu không được nói đến cách cụ thể rõ ràng trong Thánh Kinh, nhưng có rất nhiều đoạn văn trong Thánh Kinh có thể dùng để diễn tả tâm tình của Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Tóm lại, cốt lõi của việc sống đạo hay sống niềm tin là vấn đề trái tim, vấn đề của tấm lòng. Tất cả nỗ lực sống đạo của chúng ta phải nhắm đến việc hiệp nhất tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Ðể thực hiện được việc này, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là một điều tuyệt đối không thể thiếu được. Chỉ khi biết Thánh Tâm, yêu Thánh Tâm vàø nên một với Thánh Tâm, chúng ta mới biết Thiên Chúa, yêu Thiên Chúa và được hiệp nhất với Thiên Chúa cũng như biết chính mình, tìm được ý nghĩa và hạnh phúc đích thật cho đời ta. Ðó là điều Thánh Augustinô từng xác quyết trong tác phẩm Tự Thú của người: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên lòng con cho Chúa, và lòng con còn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa.”


Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24/5 - 1/6/2012



Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Tháng Sùng Kính Thánh Tâm ngày 15


Việc thứ 8: Mừng lễ Trái Tim Chúa.

Mỗi lần Chúa hiện ra cùng thánh nữ Magarita, Chúa đều tỏ ra ý Người muốn là hàng năm dành một lễ riêng để tôn thờ Trái tim Chúa. Tháng Sáu năm 1675, Chúa tỏ điều ấy rõ ràng hơn. Bà thánh kể lại: “Năm 1675, đang khi tôi chầu Mình Thánh, Chúa tỏ lòng thương yêu tôi lắm, và tôi cũng thấy lòng cháy lửa kính mến Người.

Người bảo tôi: “Con muốn tỏ lòng kính mến trả ơn Cha, thì hãy làm việc cha đã bảo con nhiều lần, vì chẳng có việc nào cha ước muốn bằng việc ấy. Cha đã quá thương yêu người ta, nhưng người ta không những chẳng báo ơn Cha, lại có nhiều kẻ bội bạc làm hư phép Mình Thánh  và xúc phạm đến cha vì thế Cha muốn mỗi năm dành riêng một lễ tôn thờ Trái Tim Cha. Ngày ấy những ai có lòng mến Cha hãy rước lễ đền tội những người phạm đến Cha trong phép Mình Thánh . Cha hứa sẽ ban nhiều ơn cho những ai sốt sắng mừng và khuyên bảo người ta mừng lễ ấy”.

Thánh nữ Magarita đã cậy nhờ các bề trên trong giáo hội xin tòa thánh lập lễ ấy. Đức giáo hoàng Innocentê đang cai quản giáo hội, ưng nhận việc đó, nhưng người muốn để các giám mục các giáo phận lập lễ ấy trước trong giáo phận mình, rồi tòa thánh sẽ ấn định sau.
Mười năm sau, Giám mục Giáo phận Lyon lập lễ này trước hết. Thánh nữ Magarita vui mừng lắm. 
  • Năm 1765, sau khi thánh nữ qua đời, các giám mục nước Pháp đã lập lễ này trong toàn quốc.
  • Năm 1865, tòa thánh lập lễ này cho cả hội thánh.
  • Năm 1888, tòa thánh nâng lễ này lên bậc lễ trọng.
 Ngày nay giáo hội mừng lễ này rất trọng thể, lại đặt Mình Thánh  Chúa cho giáo dân chầu suốt ngày.

Khi mừng lễ Trái Tim Chúa, ta phải có ý tạ ơn Chúa vì những ơn người đã ban, nhất là người đã dùng bí tích Mình Thánh  Chúa để ban trót mình cho ta, lại có ý đền bù những tội người ta xúc phạm đến Chúa và Mình Thánh Người.
Những việc người ta quen làm như: dự lễ, dâng mình, dâng thế giới cho Trái Tim Chúa, đi đàng thánh giá, đọc kinh đền tạ Trái Tim Chúa…

Năm 1906, Đức thánh cha Leô đã truyền đọc Kinh đền tạ trong các nhà thờ xứ đang khi chầu Mình Thánh  Chúa .
Năm 1967, Đức giáo hoàng Phaolô VI ban ơn đại xá cho những ai đọc kinh: ”Lạy Đức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội” vào ngày lễ kính Trái Tim Chúa  để đền tạ Chúa, với những điều kiện thông thường như rước lễ, xưng tội trong vòng một tháng, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã nhận ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa là Ngày Thánh Hóa các Linh Mục.

Ngày 31 tháng 5 năm 2005, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một văn kiện, mời gọi các Linh Mục hãy tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, một tình bằng hữu đã hướng dẫn họ yêu mến ơn gọi linh mục. Văn kiện quả quyết rằng: ”Bí quyết hay chìa khóa của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô".

Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ trích lại Bức Thư của Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 gởi các Linh Mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm nay 2005, và những đề nghị của Ðức Tân Giáo Hoàng Beneditô XVI trong bài giảng thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của ngài. Ngài đã mời gọi các linh mục hãy sống năm Thánh Thể qua việc tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, chìa khóa của đời linh mục.

ĐTC còn quả quyết như sau: ”Bất cứ ai mở cửa tiếp nhận Chúa Kitô, thì không bị thiệt mất điều chi cả; không bị thiệt mất bất cứ điều chi làm cho đời sống được tự do, tươi đẹp và cao cả. Chỉ trong tình bằng hữu với Chúa Kitô, mà mọi cánh cửa của cuộc đời được mở rộng ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy, mà khả năng cao cả của thân phận con người được mở ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy mà các linh mục cảm nghiệm được điều gì là tốt và tự do.”

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Videoclip - Lễ Bổn Mạng GĐPTTT. TGP.sg Part 1&2

Bổn Mạng GĐPTTT TGP Saigon ngày 6.6.2012

"Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua".
Trái Tim bị đâm thâu đã làm cho Máu và Nước chảy ra, làm phát sinh một nguồn ân sủng thần khí tình yêu.

Từ lúc 8h00 ngày 6/6/2012, cả ngàn Đoàn viên Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu từ các Xứ đoàn, các Hạt trong Tổng Giáo Phận SaiGon, đã tề tựu về tham dự ngày đại lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vua tình yêu, bổn mạng đoàn thể. Trong không khí mát dịu sáng nay, những chiếc càvạt đỏ và những sợi dây ảnh Thánh Tâm trong bộ đồng phục trang trọng của đoàn viên, hòa sắc cùng chùm phượng vĩ làm rực đỏ khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ TGP Saigon.

Videoclip chienhien
Lễ Bổn Mạng GĐPTTT. TGP.sg Part 1
Lễ BM GĐPTTT TGP. sg 2012 Part 2

Tháng kính Thánh Tâm - ngày 14


NGÀY MƯỜI BỐN
Việc thứ 7: Rước lễ thứ Sáu đầu tháng

Thánh nữ Magarita Maria, tông đồ truyền bá lòng Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu viết lại: Một hôm đang quì chầu mình thánh, Chúa Giêsu hiện ra, mặt người uy nghi sáng láng mở trái tim đang bầng bầng cháy và Chúa bảo tôi: "Con yêu dấu, nghe lời cha dậy: Từ nay con chịu lễ các thứ Sáu để đền bù tội lỗi loài người xúc phạm đến Mình thánh Cha”. Thánh nữ liền quyết giữ lời Chúa đã truyền cho đến chết.
Trong một sắc lệnh, Đức Giáo hoàng đã khuyên giục các giáo dân hãy nhiệt tâm kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu, và người đã nhấn mạnh về sự rước lễ thứ Sáu đầu tháng. Ngày thứ Sáu đầu tháng, ai có thể, nên làm ít việc sau, tùy hoàn cảnh của mình:
1/ Suy ngắm về lòng nhân từ Chúa đã thương yêu ta, về sự bội bạc của ta đối với phép Mình Thánh.
2/ Dâng lễ, rước lễ đền tạ vì tội phạm đến Mình Thánh Chúa.
3/ Sau rước lễ, dâng hồn xác, gia đình mình cho Trái Tim Chúa.
4/ Ngắm đàng thánh giá để tưởng niệm cuộc thương khó Chúa.
Cũng nên kể thêm những ơn Chúa hứa ban cho những ai rước lễ thứ Sáu đầu tháng:
1/ Ai rước lễ 9 thứ sáu đầu tháng liền, sẽ được chết trong khi có nghĩa cùng Chúa.
2/ Chúa sẵn lòng nghe lời cầu xin của người xưng tội rước lễ và làm việc lành trong ngày thứ Sáu đầu tháng.
3/ Chúa sẽ thêm sức chịu mọi nỗi khó nhọc cay cực ở đời để lập công trên thiên đàng.


THÁNH THỂ
QUÀ TẶNG TUYỆT VỜI CỦA THÁNH TÂM
  
Lm. Phạm Quốc Hưng, C.Ss.R.
Chúa Giêsu và Bí Tích Thánh Thể                     

Trong Bữa Tiệc Ly tối Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chức Linh Mục như một cách để biểu lộ tình yêu tột cùng Người dành cho các môn đệ: “Trước lễ Vượt Qua, Ðức Giêsu biết rằng đã đến giờ Ngài qua khỏi thế gian này để đến cùng Cha—đã mến yêu các kẻ thuộc về Ngài còn trong thế gian—thì Ngài đã yêu mến họ đến cùng” (Jn 13:1).
 Bí Tích Thánh Thể chính là trót cả con người của Chúa Giêsu với trọn vẹn bản tính nhân loại gồm Máu Thịt và Linh Hồn của Người và trọn vẹn bản tính Thiên Chúa siêu việt của Người. Ðó là Quà Tặng Tự Thân, Quà Tặng Tuyệt Vời nhất mà Chúa Giêsu có thể trao ban cho nhân loại. Món quà này còn Chứng Từ Cụ Thể, là Kỷ Niệm Sống Ðộng của Giao Ước Yêu Thương Chúa Giêsu muốn để lại cho chúng ta:
 ”Vì chưng, chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa điều tôi truyền lại cho anh em là: Chúa Giêsu trong đêm Ngài bị nộp, Ngài đã cầm lấy Bánh, và tạ ơn xong, Ngài đã bẻ ra và nói: Này là Mình Ta, vì các ngươi, hãy làm sự này mà nhớ đến Ta. Cũng vậy về Chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Ngài nói: Chén này là Giao ước mới trong Máu Ta, các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta” (1 Cor 11:23-25).
 Hơn nữa, Chúa Giêsu còn coi việc hiệp thông với Người nơi Thánh Thể như một điều kiện cần thiết để được sự sống đời đời và được hiệp nhất với Người:
 ”Bánh hằng sống bởi Trời xuống, chính là Ta!
Ai ăn bánh này, thì sẽ được sống đời đời.
Và bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta vì sự sống thế gian”.
(Jn 6:51).

”Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi:
nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài,
các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi.
Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống đời đời,
và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết.
Vì thịt Ta thật là của ăn,
và máu Ta thật là của uống.
Kẻ ăn thịt Ta và uống máu Ta
thì lưu lại trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy.
Cũng như Cha, Ðấng hằng sống, đã sai Ta, và Ta sống nhờ Cha,
thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta”.
(Jn 6:53-57).

Sự cao trọng tuyệt vời của Bí Tích Thánh Thể đã được Cha Thánh Anphong Liguori diễn tả cách mạch lạc và hùng hồn trong sách Dẫn Ðàng Mến Chúa như sau:
 ”Công Ðồng Triđentinô dạy: trong phép Thánh Thể Chúa yêu ta tận tình, không có cách nào yêu dấu ta hơn được nữa. Thánh Tôma gọi phép Thánh Thể là phép yêu mến, là tang chứng tình yêu. Là phép bí tích tình yêu vì tình yêu thúc giục Chúa lập phép ấy. Là tang chứng sự yêu vì Chúa muốn cho ta tin chắc rằng: Chúa yêu ta thật tình vì đã có tang tích tỏ tường. Hình như Chúa phán rằng: Ớ chúng con, khi nào chúng con còn hồ nghi không biết Cha có thương chúng con thật chăng, thì chúng con hãy suy, Cha đã phó trót mình Cha cho chúng con trong phép Thánh Thể. Ðã có sẵn của cầm quý hóa dường ấy trong tay chúng con lẽ gì mà còn hồ nghi không biết Cha có mến chúng con hay không?
 ”Cha Thánh Bênađô gọi phép Thánh Thể là nơi chứa mọi sự yêu mến, mọi ơn lành Chúa làm cho ta xưa nay: vì phép Thánh Thể mà Chúa dựng nên ta, vì phép Thánh Thể mà Chúa cứu chuộc ta, vì phép Thánh Thể mà Chúa cứu chuộc ta, vì phép Thánh Thể mà Chúa sắm Nước Thiên Ðàng cho ta. Phép Thánh Thể không phải chỉ là một dấu yêu thương mà thôi, nhưng còn là của cầm Chúa đoan ước trước cùng ta rằng sẽ có ngày Chúa đưa ta về Thiên Ðàng, còn bây giờ hãy chịu lấy phép Thánh Thể đã.”

 Thánh Thể: mức độ thân mật tận cùng của Thánh Tâm

 Ðức Cha Fulton J Sheen kể ra ba mức độ của sự thân mật trong liên hệ yêu thương dựa trên ba giác quan: nghe, thấy và đụng đến. Ba mức độ ấy cũng tương ứng với ba phương tiện truyền thông: truyền thanh, truyền hình và tiếp xúc cá nhân.
 Chúa cũng đến với loài người chúng ta qua ba giai đoạn ấy:
 1. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nói với ta qua các tổ phụ và các ngôn sứ.
2. Chỉ với những người môn đệ thiết nghĩa, Chúa Giêsu mới cho được hiệp thông trọn vẹn với Người nơi Thánh Thể.
3. Có lẽ đó cũng là lý do khiến Thánh Gioan Tông Ðồ, Vị Tông Ðồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, xác quyết ngay trong đầu lá thư thứ nhất của người:
 ”Ðiều từ thuở ban đầu đã có,
Ðiều chúng tôi đã từng nghe,
Ðiều chúng tôi đã từng thấy tận mắt,
Ðiều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến, về Lời sự sống,
--và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời--
Ðiều chúng tôi đã từng thấy và đã từng nghe, thì chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, ngõ hầu anh em được thông hiệp với chúng tôi!
Nhưng sự hiệp thông của ta là thông hiệp với Cha và với Con của Người, Ðức Giêsu Kitô. Các điều này chúng tôi viết ra, ngõ hầu sự vui mừng của chúng tôi được nên trọn”
(1 Jn 1:1-4).

 Tâm tình của các thánh đối với Bí Tích Thánh Thể
 Tất cả các thánh đều đặt Chúa Giêsu Thánh Thể làm trung tâm, nguồn sống thần linh, nguồn tình yêu, nguồn hạnh phúc của các ngài trong cuộc sống trần gian.
 Thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Khi Chúa ban mình Ngài cho con trong phép Thánh Thể, Ngài cũng ban cho con mọi sự Ngài có, không giữ lại cho Ngài điều gì.”
Thánh Bonaventura ngỡ ngàng thưa: “Ôi ! Chúa rất sang trọng cả trời đất chẳng chứa hết mà bây giờ phải giam cầm trong phép Thánh Thể.”
 Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Chúa Giêsu không thể làm được việc gì khác hơn nữa để tỏ lòng yêu thương ta cho bằng đã hủy mình ra không, trở nên của ăn nuôi sống ta, và kết hiệp mật thiết với ta.”
Chân Phước Henry Suso nói: “Chính trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa nhậm lời ta cầu xin hơn các lần khác bội phần.”
Một lần kia, Chúa Giêsu cho Thánh Margarita Maria thấy Trái Tim cực trọng của Ngài. Trái Tim có vòng gai cuốn quanh, có lửa bên trong, xung quanh có hào quang chói lọi, phía trên có Thánh Giá. Chúa cho thánh nữ biết Trái Tim Chúa hằng ngự trong phép Thánh Thể. Chúa còn nói: “Ta hằng yêu thương loài người. Ta chẳng tiếc gì đối với họ, dù Ta có hao tổn vì họ. Thế nhưng loài người vô tâm bội bạc. Chúng lơ là với Ta trong Bí Tích Thánh Thể, lại còn phạm sự thánh nữa. Lại còn điều này làm Ta đau đớn hơn là những kẻ đã dâng mình cho Ta cũng đối xử với Ta như vậy.”
Thánh Anphong Liguori trong cuốn Viếng Thánh Thể và Ðức Mẹ của ngài đã gợi lại nơi các tín hữu cảm thức ngỡ ngàng trước thực tại thần linh của Chúa Giêsu hiện diện thực trong Bí Tích Thánh Thể với những lời sau: “Hỡi Dân Chúa, hãy chúc tụng Người! Ðấng Thánh đang ở giữa các bạn thật vĩ đại dường bao! Hãy tưởng tượng xem! Thiên Chúa hằng hữu đang sống trên thế giới chúng ta, trong các nhà thờ của chúng ta, ở gần nhà chúng ta! Linh hồn ta phải vui chừng nào, hy vọng chừng nào, yêu thương chừng nào khi nhận ra sự kiện kinh hoàng này!”

Và thánh nhân tha thiết nài xin Chúa Giêsu Thánh Thể: “Xin Chúa hãy khiến chỉ tìm kiến một vui thú; vui thú làm đẹp lòng Chúa. Xin Chúa hãy khiến con chỉ mong mỏi một niềm vui; niềm vui thăm viếng Chúa. Xin Chúa hãy khiến con khao khát một vui thỏa; vui thỏa được rước Mình Thánh Chúa. Biết bao người theo đuổi những sự chóng qua! Nhưng con chỉ khao khát tình yêu Chúa mà thôi, và hôm nay con đến đây để nài xin Chúa ban cho con tình yêu ấy. Xin Chúa cho con biết quên mình để luôn đặt Chúa trong tâm trí con.”
Rồi mượn lời mượn lời một tu sĩ thánh thiện, Thánh Anphong khuyên chúng ta: “Mọi sự tốt lành tôi được đều đến từ Bí Tích Thánh Thể. Tôi đã dâng hiến toàn thân cho Chúa Giêsu trong nhà tạm. Tôi thấy được vô số ân sủng không được dùng đến nơi bí tích thần linh này vì các linh hồn đã không chịu đến xin cho họ. Tôi thấy được Chúa ước muốn thiết tha nuôi dưỡng các linh hồn chừng nào nơi đây. Ôi, Bánh Thánh kỳ diệu trong đó quyền năng Chúa được bày tỏ rõ ràng! Ðó là hiện thân của mọi sự Người đã làm cho chúng ta. Ta không phải ghen với các thánh trên thiên đàng. Thiên Chúa mà các ngài đang tận hưởng cũng đang sống với chúng ta, và với tang chứng tình yêu kỳ lạ hơn nữa! Hãy hết sức thuyết phục mọi linh hồn tôn sùng Bí Tích Thánh thể. Tôi nói thế vì bánh thần linh này làm tâm hồn tôi nở rộng với tình yêu. Tôi không thể ngừng nói về nó. Tôi cố làm mọi sự có thể cho Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.”