Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH


Ngày 30-04: “Các ông còn đang nói, thì chính Đức Gêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em.”  (Lc 24,36)

  Nói về Chúa những gì mình đã thấy để làm chứng về niềm tin rất là cần thiết. Xin giúp con luôn rao giảng về Chúa cho mọi người.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

THÔNG BÁO - KHÓA THƯỜNG HUẤN 2012

              

SỐ: 01/TB/GĐPTTT/2012

Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu
            Tổng Giáo Phận Sài Gòn
                           ---------------
THÔNG BÁO
-------000--------

    Kính gửi:   - Quý cha Linh Hướng đoàn thể GĐPTTTCG trong TGP Sàigòn
                       - Quý BCH GĐPTTTCG các cấp trong TGP Sàigòn
Trích yếu V/v:   Mở KHÓA THƯỜNG HUẤN năm 2012 của đoàn thể cho thành viên GĐPTTTCG trong TGP Sàigòn.
Để đáp lại lời mời gọi của ĐHY Tổng Giám Mục TP HCM trong tinh thần đổi mới và nỗ lực xây dựng gia đình và đoàn thể của mình thành Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp thông – Sứ Vụ.  Đổi mới để xây dựng một cộng đoàn tín hữu sống trọn tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, hiệp thông với anh em trong tình huynh đệ sẻ chia, đồng thời chu toàn Sứ Vụ trong việc phát triển bền vững gia đình Giáo Hội. (Thư gửi các đoàn thể trong TGP 24/2/2012).
Trong tháng 5 năm 2012, BCH GĐPTTTCG TGP Saigon sẽ mở đợt thường huấn lần thứ nhất gồm các khóa nâng cao và khóa căn bản được tổ chức như sau :
A.    KHÓA NÂNG CAO :
- Thời gian : 1 ngày vào thứ Bảy 12/05/2012 từ 8 giờ 30 đến 16 giờ
- Địa điểm  :  Hội trường Giáo xứ Vườn Xoài, Hạt Tân Định
                    (413 Lê Văn Sỹ, P.12, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh).
- Ban tổ chức : Trưởng Ban Ông Giuse Phạm Minh Lý và các thành viên                              Ban Tuyên Huấn, Ban Bác Ái Xã Hội.
- Đối tượng : Thành viên BCH các cấp đã tham dự khóa Thường Huấn Căn Bản năm  2011 (có danh sách lưu chiếu gửi đến BCH các Hạt).
- Chủ đề : “Thánh Tâm Chúa Giêsu trong đời sống phụng vụ Giáo Hội” và các kỹ năng điều hành lãnh đạo đoàn thể tông đồ theo tinh thần Kitô giáo” (chương trình bao gồm Thường Huấn và Chầu Thánh Thể sẽ gửi đến các học viên khi tham dự khóa học).
- Giảng viên : LM Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phó Tổng Linh Hướng GĐPTTT                        CGS TGP Sàigòn và Ban Tuyên Huấn, BCH GĐPTTT CGS TGP.
- Lệ phí : Mỗi thành viên tham dự đóng 50.000đ/1người (trích quỹ các xứ đoàn                 đóng cho các học viên dự học).
- Giấy chứng nhận : Các học viên tham dự đủ 2 khóa căn bản và nâng cao sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thường huấn căn bản của đoàn thể GĐPTTT CGS.
- Danh sách học viên : Do các đoàn trưởng, Trưởng BCH Hạt, Trưởng các Ban chuyên môn dự a vào danh sách học viên đã dự lớp căn bản để mời gọi đăng ký và thiết lập danh sách chính thức dự học với sự chuẩn y của Cha Linh Hướng cấp tương đương đính kèm lệ phí gửi về BCH Hạt tổng hợp. BCH các Hạt, các Trưởng Ban chuyên môn đúc kết danh sách gửi về Ban tổ chức trước ngày 10/05/2012.
B: KHÓA CĂN BẢN :
- Thời gian : 1 ngày vào thứ Bảy 19/05/2012 từ 8 giờ 30 đến 16 giờ
- Địa điểm : Hội trường Giáo xứ Vườn Xoài, Hạt Tân Định (413 Lê Văn Sỹ,                      P.12, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh).
- Ban tổ chức : Trưởng Ban Ông Giuse Phạm Minh Lý và các thành viên, Ban Tuyên Huấn, Ban Bác Ái Xã Hội.
- Đối tượng : Các toán trưởng, toán phó, thành viên BCH các xứ đoàn chưa dự khóa căn bản năm 2011 và nam  nữ đoàn viên ưu tú có năng lực, nhiệt tâm hoạt động Tông đồ trong các Xứ đoàn GĐPTTT CGS TGP Sàigòn.
- Chủ đề : “Người giáo dân sống đời sống phụng vụ trong Giáo Hội “và vai trò người giáo dân trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội”.
(chương trình bao gồm Thường Huấn và Chầu Thánh Thể sẽ gửi đến các học viên khi tham dự khóa học).
- Giảng viên : LM Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phó Tổng Linh Hướng GĐPTTT CGS TGP Sàigòn và Ban Tuyên Huấn, BCH GĐPTTT CGS TGP.
- Lệ phí : Mỗi thành viên tham dự đóng 50.000đ/1người (trích quỹ các xứ đoàn đóng cho các học viên dự học).
- Danh sách học viên : Đoàn trưởng mời gọi và thiết lập danh sách chính thức các thành viên trong xứ đoàn đúng đối tượng theo mẫu lý lịch trích ngang có được sự chuẩn y của Cha Linh hướng Xứ đoàn, đính kèm lệ phí gửi về BCH Hạt. Các BCH Hạt Tổng hợp gửi về Ban tổ chức trước ngày 12/05/2012.
Kính thưa quý cha linh hướng và cộng đoàn
Đổi mới và hiệp thông để chu toàn sứ vụ, để hoạt động của Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành GĐPTTT Chúa Giêsu ngày mang lại hiệu quả; Nhu cầu học hỏi nhằm nâng cao kiến thức để chu toàn nhiệm vụ của người tông đồ giáo dân trong giai đoạn mới, học tập thường xuyên nâng cao năng lực hoạt động trong các lãnh vực chuyên môn là một yêu cầu cần thiết của đoàn thể.
Kính xin quý Cha Linh Hướng, quý BCH GĐPTTTT các cấp tích cực hỗ trợ, mời gọi thành viên tham gia vào các khóa huấn luyện, góp phần đưa sinh hoạt đoàn thể đi vào nề nếp, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng ngôi nhà giáo hội địa phương như lòng Đức Hồng Y TGM hằng mong muốn.
                                                           TGP TPHCM ngày 20 tháng 4 năm 2012


Chuẩn Y của Cha Tổng Linh Hướng                                           TM. BCH GĐPTTT TGP/VN 
               GĐPTTTTGP                                                                         Trưởng Ban


                      Đã ký                                                                                  Đã ký








Vinh Sơn NGUYỄN VĂN HỒNG                                              Giuse HUỲNH BÁ SONG


GĐPTTTCG XỨ ĐOÀN TÂN ĐÔNG – HẠT HỐC MÔN: MỪNG BỔN MẠNG


Lúc 17h15 ngày 20-04-2012, tại Thánh Đường Giáo xứ Tân Đông, kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu được cung nghinh từ trong Cung Thánh tiến ra tiền sảnh và được kiệu quanh sân Thánh Đường. Hàng ngàn giáo dân y phục chỉnh tề đã tề tựu tại sân Thánh Đường, sẵn sàng cho cung nghinh kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng GĐPTTT CGS Xứ đoàn. Cuộc cung nghinh có sự tham dự của các đoàn thể của giáo xứ trong bộ đồng phục đặc trưng của từng Hội đoàn đua nhau khoe sắc như những bông hoa nở rộ. Đội kèn tây tấu vang lên những khúc Thánh nhạc chúc tụng, tôn vinh ‘Vua tình yêu Giêsu’.
 Phêrô Minh Sơn
Đọc tiếp Link:
 http://gdpttt.org/vi/news/SINH-HOAT/GDPTTTCG-XU-DOAN-TAN-DONG-MUNG-BON-MANG-80/

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Lễ Vọng Phục Sinh 2012

“Nếu Thiên Chúa và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, vẫn còn ở trong bóng tối, thì tất cả các “ánh sáng” khác, là những ánh sáng đặt những kỳ công đáng kinh ngạc về kỹ thuật trong tầm tay của chúng ta, không những chỉ là sự tiến bộ mà cũng là những nguy hiểm tạo ra những nguy cơ cho chúng ta và thế giới.”
Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Lễ Vọng Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 7 tháng Tư năm 2012.






Anh chị em thân mến,

Phục Sinh là lễ về cuộc tạo dựng mới. Chúa Giêsu đã sống lại và không còn chết nữa. Người đã mở cửa cho một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn biết bệnh tật và sự chết nữa. Người đã đưa nhân loại lên để vào Chính Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô nói trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô “xác thịt và máu huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (15:50). Về đề tài phục sinh của Đức Kitô và sự sống lại của chúng ta, văn nhân của Hội Thánh trong thế kỷ thứ ba là Tertullian đã táo bạo đủ để viết: “Hãy yên tâm, xác thịt và máu huyết, nhờ Đức Kitô các người đã đạt được chỗ của các người ở trên trời và trong Nước Thiên Chúa” (CCL II, 994). Một chiều hướng mới đã mở ra cho nhân loại. Việc tạo dựng đã trở nên lớn hơn và rộng hơn. Ngày Lễ Phục Sinh mở ra một cuộc tạo dựng mới, nhưng đó chính là lý do tại sao Hội Thánh bắt đầu phụng vụ ngày này với việc tạo dựng cũ, để chúng ta có thể học và hiểu đúng về việc tạo dựng mới. Như thế, ở đầu Phụng Vụ Lời Chúa đêm Phục Sinh là tường thuật về việc tạo dựng thế giới. Hai điều đặc biệt quan trọng ở đây liên quan đến phụng vụ này. Một đàng, việc tạo dựng được trình bày như một tổng thể bao gồm các hiện tượng thời gian. Bảy ngày là một hình ảnh của sự đầy đủ, xảy ra trong thời gian. Chúng được sắp xếp theo thứ tự hướng về ngày thứ bảy, ngày tự do của tất cả các tạo vật để dành cho Thiên Chúa và cho nhau. Cho nên việc tạo dựng hướng đến sự tụ họp của Thiên Chúa và các tạo vật của Ngài; nó hiện hữu để mở ra một không gian cho việc đáp trả vinh quang của Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ giữa tình yêu và tự do. Đằng khác, những gì Hội Thánh nghe vào đêm Phục Sinh thì vượt trên tất cả yếu tố thứ nhất của tường thuật tạo dựng: “Thiên Chúa phán, 'hãy có ánh sáng!’” (St 1:3). Tường thuật tạo dựng mở đầu cách biểu tượng với việc tạo ra ánh sáng. Mặt trời và mặt trăng chỉ được tạo ra vào ngày thứ tư. Câu chuyện tạo dựng gọi chúng là ánh sáng, được Thiên Chúa đặt trong bầu trời. Bằng cách này, Ngài cố tình lấy đi những nhân vật thần linh mà các tôn giáo lớn đã gán cho chúng. Không, chúng không phải là các thần linh. Chúng là những thiên thể chiếu sang đã được Thiên Chúa Duy Nhất tạo ra. Nhưng chúng có sau ánh sáng mà qua đó vinh quang Thiên Chúa được phản ảnh trong bản chất của các vật được tạo ra.

Câu chuyện tạo dựng đang nói gì ở đây? Ánh sáng làm cho sự sống có thể có được. Nó làm cho cuộc gặp gỡ thành có thể; làm cho việc truyền thông có thể được; làm cho sự hiểu biết và việc tiếp cận thực tế và chân lý có thể xảy ra. Và vì thế nó làm cho kiến thức thành khả thể và làm cho sự tự do và tiến bộ thành khả dĩ. Sự dữ ẩn nấp. Như thế, ánh sáng cũng là một diễn tả của sự tốt lành là điều vừa là và vừa tạo ra sự sáng. Nó là ánh sáng ban ngày, làm cho chúng ta có thể hành động. Nói rằng Thiên Chúa tạo ra ánh sáng có nghĩa là Thiên Chúa tạo ra thế giới như một không gian cho kiến thức và chân lý, như một không gian cho cuộc gặp gỡ và tự do, như một không gian cho sự tốt lành và tình yêu. Vật chất theo cơ bản là tốt, tự nó là tốt. Và điều ác không đến từ những gì Thiên Chúa làm ra, nhưng đúng hơn, nó hiện hữu qua sự từ chối. Nó là một cái “không”.

Trong lễ Phục Sinh, vào buổi sáng của ngày thứ nhất trong tuần, Thiên Chúa lại phán: “Hãy có ánh sáng”. Đêm trên núi Cây Dầu, nhật thực của Cuộc Khổ Nạn và cái Chết của Chúa Giêsu, đêm của ngôi mộ, tất cả đều đã qua đi. Giờ đây ngày thứ nhất lại bắt đầu – cuộc tạo dựng được bắt đầu lại. Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng”, “và có ánh sáng”: Chúa Giêsu trỗi dậy từ ngôi mộ. Sự sống mạnh hơn sự chết. Sự tốt lành mạnh hơn sự dữ. Tình yêu mạnh hơn thù hận. Sự thật mạnh hơn sự gian dối. Bóng tối của những ngày trước đây đã bị xua tan vào giây phút Chúa Giêsu trỗi dậy từ ngôi mộ, và Chính Người trở thành ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa. Nhưng điều này không chỉ áp dụng cho Người, không chỉ cho bóng tối của những ngày ấy. Với việc phục sinh của Chúa Giêsu, chính ánh sáng lại được tái tạo. Người kéo tất cả chúng ta theo Người vào ánh sáng mới của sự sống lại và Người chinh phục tất cả mọi bóng tối. Người là ngày mới của Thiên Chúa, ngày mới cho tất cả chúng ta.

Nhưng điều này xảy ra thế nào? Làm sao để tất cả những điều này ảnh hưởng đến chúng ta ngõ hầu thay vì vẫn chỉ là lời, nó trở thành một thực thể thu hút chúng ta? Qua Bí Tích Rửa Tội và lời tuyên xưng đức tin, Chúa đã xây một cây cầu cho chúng ta, mà qua đó một ngày mới đến với chúng ta. Chúa nói với người mới được rửa tội: Fiat lux - hãy có ánh sáng. Ngày mới của Thiên Chúa, ngày của sự sống bất diệt, cũng đến với chúng ta. Đức Kitô sẽ cầm tay anh chị em. Từ giờ trở đi, anh chị em được Người nắm tay và đi với Người vào ánh sáng, vào đời sống thật sự. Vì lý do này, Hội Thánh thời sơ khai gọi Rửa Tội là photismos – sự soi sáng.

Tại sao điều này? Sau cùng, bóng tối là một mối đe dọa thật sự cho nhân loại, sự thể là nhân loại có thể thấy và điều tra những vật hữu hình, nhưng không thể nhìn thấy thế giới đang đi về đâu hoặc từ đâu mà đến, cuộc sống của chính chúng ta đang đi về đâu, điều gì là tốt và điều gì là xấu. Bóng tối đang che lấp Thiên Chúa và làm lu mờ những giá trị là mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống chúng ta và thế giới nói chung. Nếu Thiên Chúa và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, vẫn còn ở trong bóng tối, thì tất cả các “ánh sáng” khác, là những ánh sáng đặt những kỳ công đáng kinh ngạc về kỹ thuật trong tầm tay của chúng ta, không những chỉ là sự tiến bộ mà cũng là những nguy hiểm tạo ra những nguy cơ cho chúng ta và thế giới. Hôm nay chúng ta có thể soi sáng các thành phố của mình cách thật sáng đến nỗi người ta không còn nhìn thấy được các ngôi sao trên bầu trời. Điều này không phải là một hình ảnh của những vấn đề gây ra bởi quan điểm về giác ngộ của chúng ta sao? Đối với vật chất, kiến thức và các thành quả kỹ thuật của chúng ta thật là vô kể, nhưng với những gì siêu việt, những gì thuộc về Thiên Chúa và câu hỏi về điều tốt lành, chúng ta không còn có thể xác định được nữa. Do đó, Đức tin, là điều tỏ cho chúng ta thấy ánh sáng của Thiên Chúa, là sự giác ngộ thật sự, cho phép ánh sáng của Thiên Chúa chiếu vào thế giới của chúng ta, mở mắt của chúng ta ra với ánh sáng thật.

Các bạn thân mến, để kết luận, tôi muốn thêm một tư tưởng nữa về ánh sáng và sự soi sáng. Trong đêmPhục Sinh, đêm của sự tạo dựng mới, Hội Thánh trình bày mầu nhiệm ánh sáng bằng cách sử dụng một biểu tượng độc đáo và rất khiêm tốn: cây nến Phục Sinh. Đây là một ánh sáng sống từ sự hy sinh. Ngọn nến tỏa sáng bởi vì nó bị đốt cháy. Nó đem lại ánh sáng, bởi vì nó hy sinh chính mình. Vì vậy, Hội Thánh trình bày cách đẹp nhất về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, Đấng hiến Mình, và do đó, ban cho chúng ta ánh sáng tuyệt vời. Thứ đến, chúng ta nên nhớ rằng ánh sáng của ngọn nến là một ngọn lửa. Ngọn lửa là quyền năng hành thành thế giới, là sức mạnh biến đổi. Và lửa làm cho ấm áp. Ở đây cũng vậy, nó làm cho mầu nhiệm về Đức Kitô được nhìn thấy một cách mới mẻ. Đức Kitô, là ánh sáng, là lửa, là ngọn lửa, đốt cháy sự dữ và do đó tái thành hình cả thế giới lẫn chính chúng ta. “Ai sống gần Tôi là gần lửa”, như Origen tường trình rằng Chúa Giêsu đã nói. Và lửa này vừa là cả sức nóng và ánh sáng: không phải là một ánh sáng lạnh, nhưng một ánh sáng mà qua đó sự ấm áp và sự tốt lành của Thiên Chúa truyền đến chúng ta.

Bài thánh ca tuyệt vời Exsultet, mà thầy phó tế hát ở đầu phụng vụ Phục Sinh, chỉ cho chúng ta một cách khá nhẹ nhàng về một khía cạnh nữa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng vật này, cây nến, có nguồn gốc từ công trình của các con ong. Vì vậy, toàn thể tạo vật đều đóng vai trò của mình. Trong cây nến, tạo vật trở thành một người mang ánh sáng. Nhưng trong tâm trí của các Giáo Phụ, cây nến cũng theo một nghĩa nào đó chứa đựng một nhắc nhở âm thầm về Hội Thánh. Sự hợp tác của cộng đồng sống động của các tín hữu trong Hội Thánh một cách nào đó cũng tương tự như hoạt động của những con ong. Nó xây dựng cộng đồng ánh sáng. Vì vậy, cây nến được dùng như một lời mời gọi chúng ta tham gia vào cộng đồng Hội Thánh, là cộng đồng mà lý do của sự hiện hữu của nó là làm cho ánh sáng Đức Kitô chiếu rọi trên thế gian.

Trong lúc này chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người có ban cho chúng ta được cảm nghiệm niềm vui ánh sáng của Người; chúng ta hãy cầu nguyện để chính chúng ta có thể trở thành những người mang ánh sáng của Người, và qua Hội Thánh, dung nhan rạng ngời của Đức Kitô có thể đi vào thế giới của chúng ta (xem LG 1). Amen.



Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Nhiệt thành người Công giáo Philippines đóng đinh vào thập Tự Thứ Sáu Tuần Thánh




 Volunteers dressed as Roman Centurions, drive nails through the palms of an unidentified Catholic devotee in a reenactment of the crucifixion of Jesus Christ on Good Friday at San Pedro Cutud, Pampanga province, north of Manila, Philippines Friday, April 6, 2012. More than two dozen Catholic devotees have themselves nailed on the cross on Good Friday, a practice rejected by the Catholic Church but has become a tourist attraction.

Bullit Marquez / AP

Tình nguyện viên ăn mặc như các Centurions Roman, móng tay ổ đĩa thông qua lòng bàn tay của một tín đồ Công Giáo không xác định trong một reenactment của sự đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại San Pedro Cutud, tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, Philippines Thứ sáu, ngày 6 tháng Tư, năm 2012. Hơn hai chục tín đồ Công giáo đã tự đóng đinh trên thập tự giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, một thực tế bị từ chối bởi Giáo Hội Công Giáo nhưng đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

SAN PEDRO CUTUD, Việt Nam - Hàng ngàn người tụ tập trong ngôi làng Philippines để xem các tín đồ được đóng đinh vào thập giá như họ đánh dấu Thứ Sáu Tuần Thánh, ban hành lại Chúa Giêsu Kitô đau khổ, một nghi thức hàng năm vẫn tiếp tục ngay cả khi các nhà lãnh đạo giáo hội không khuyến khích việc thực hành.
Chín người đàn ông đeo vương miện của cành cây trên đầu của họ đã bị đóng đinh cho một vài phút của người dân ăn mặc như centurions La Mã ở làng San Pedro Cutud của miền Bắc tỉnh Pampanga. Ít nhất tám người khác bị đóng đinh vào thập giá ở các làng lân cận. philippines3

Rolex Dela Pena / EPA

Một người Philippines bị đóng đinh vào một cây thánh giá bằng gỗ trong việc ban hành đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Giêsu Kitô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại thành phố San Fernando tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, Philippines, 06 tháng Tư năm 2012. Hơn 20 người đã tự nguyện đóng đinh vào thập giá bằng gỗ như khách du lịch đổ xô đến các tỉnh phía bắc của Pampanga để chứng kiến ​​thứ sáu nghi lễ Tốt đánh dấu lễ kỷ niệm lễ Phục sinh ở Philippines.

philippines_split

Aaron Favila / AP, Francis R. Malasig / EPA

Một tín đồ Philippines móng chân của người phụ nữ sám hối Percy Valencia để một cây thánh giá bằng gỗ trong nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh tại thành phố Paombong, tỉnh Bulacan, miền bắc Việt Nam, Thứ Sáu, ngày 6 tháng Tư, năm 2012. Một số tín đồ Phi Luật Tân đã tự đóng đinh vào thập giá Thứ Sáu để nhớ đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu Kitô, một nghi thức hàng năm bị từ chối bởi lãnh đạo giáo hội quốc gia Công Giáo La Mã chủ yếu.

Cảnh tượng này phản ánh một thương hiệu độc đáo của đạo Công giáo kết hợp truyền thống nhà thờ với mê tín dị đoan dân gian Philippines.
Nhiều người trong số những người đền tội hầu hết là nghèo khổ trải qua các nghi lễ chuộc tội lỗi, cầu nguyện cho các bệnh nhân hoặc một cuộc sống tốt hơn, hoặc tạ ơn cho những gì họ tin rằng đã được Thiên Chúa ban cho phép lạ.

Đóng đinh trên thập tự giá hôm thứ Sáu là ngày 26 cho Ruben Enaje , họa sĩ 51 tuổi dấu hiệu. Ông bắt đầu nghi thức hàng năm của mình sau khi sống sót từ một tòa nhà sụp đổ.

Vài giờ sau khi lòng bàn tay và bàn chân của ông bị đóng đinh vào thập giá, Enaje, ông nội của bốn, cho biết ông cảm thấy tốt và đã đi bộ đến nhà của đội trưởng làng.

"Tôi cảm thấy tốt vì đau khổ của tôi đã kết thúc," ông nói.
FILIPINO7N_1_WEB

Bullit Marquez / AP

Ramil Lazaro được treo bởi các tình nguyện viên sau khi móng tay bị đẩy ra lòng bàn tay của mình trong một reenactment của sự đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại San Pedro Cutud, tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, Philippines, Thứ Sáu, ngày 6 tháng Tư, năm 2012.

Trước khi đến crucifixions, hàng chục người đền tội nam đi bộ nhiều cây số (km) thông qua con đường làng, đánh đập lưng trần với thanh sắc nét tre và miếng gỗ. Một số người đền tội đã có lưng của họ gây ra với cắt giảm để giữ cho họ đẫm máu.
 
Read more: http://www.nydailynews.com/news/world/fervent-filipino-catholics-nailed-crosses-good-friday-article-1.1057219#ixzz1rPGrF0WL 

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA PHÓ TLH VINH SƠN NGUYỄN THẾ THỦ


TIN ghi nhanh

Lúc 10h30’ ngày 04/04/2012, phái Đoàn đại diện BCH GĐPTTT TGP Saigon gồm có: quý ông cố Đaminh Phạm Đình Dư. Ông cố Giuse Chu Văn Hiểm, Anh Giuse Phạm Minh lý Phó Tr. Ban Nội Vụ BCH, Anh Đaminh Phan Văn Hùng Phó Tr. Ban Kế Hoạch huấn luyện kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn (BTH), Anh Giuse Bùi Văn Luận TTK BCH, Anh Phêrô Nguyễn Hồng Thịnh U/v Phụng Vụ, Chị Cecilia Phạm Thị Ni Phó Tr. Ban Nội Vụ, Anh Giuse Phan Đình Phùng Uv Bác Ái đã đến tại giáo xứ Vườn Xoài để chúc mừng bổn mạng cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ Phó Tổng Linh Hướng GĐPTTT TGP Saigon. Anh Giuse Phạm Minh Lý thay mặt  BCH chúc mừng bổn mạng và cám ơn cha P. TLH đã đồng hành với GĐPTTT TGP Saigon trong thời gia qua, kính chúc cha dồi dào sức khỏe qua sự cầu bầu của Thánh Vinh Sơn bổn mạng.
Sau lời chúc mừng bổn mạng, cha P.TLH mời phái đoàn sang phòng khách G/x, tại đây Ngài đã mau chóng đi vào chương trình sinh hoạt sắp tới của GĐPTTT, cụ thể là kế hoạch huấn luyện cho đoàn thể trong năm 2012. Sau khi Ngài phác thảo từng bước cho tiến trình huấn luyện sắp tới, anh Tr. BTH Đaminh Phan Văn Hùng đã trình với cha Bản Kế Hoạch Hoạt Động của GĐPTTT trong năm 2012, với chương trình hành động cụ thể như: Kiện toàn cơ cấu tổ chức, lấy đơn vị Toán làm nền tảng sinh hoạt và đưa ra các kế hoạch huấn luyện cũng như bồi dưỡng những kỹ năng cho các cấp điều hành. Sau khi nghe BTH trình bày Cha P. TLH bày tỏ nhất trí với tinh thần bản kế hoạch do BTH đề ra và Ngài sẽ ấn định mở khóa Thường Huấn sắp tới vào thời gian thuận tiện.
Mang trong lòng nỗi ưu tư của một cha giáo sư làm P. TLH luôn sát cánh đồng hành với Đoàn Thể GĐPTTT, Ngài bày tỏ băn khoăn làm thế nào để tạo sức sống thiêng liêng cho hơn 10.000 đoàn viên trong cả Giáo Phận. Ngài tạm gợi cho chúng tôi một chương trình Chầu Thánh Thể (TT) Thánh Tâm trong toàn Giáo Phận như sau: GĐPTTT các xứ đoàn trong toàn GP sẽ tổ chức Chầu Thánh Thể luân phiên vào các ngày thứ sáu trong tháng (khoảng 10 giờ/ngày) và Ngài gợi ý chọn G/x Vườn Xoài làm trung tâm Chầu TT, đồng thời Ngài cũng mong muốn BCH GP sớm đưa ra kế hoạch và lịch Chầu luân phiên mỗi tháng cho các xứ đoàn trong GP kể từ sau Lễ Kính Thánh Tâm năm nay.
Nhận thấy có đông các đơn vị cùng đến chúc mừng bổn mạng nên chúng tôi không được phép ngồi thêm, đành phải chào tạm biệt Ngài. Qua thời gian ít ỏi 30 phút để tiếp chuyện với Đoàn, tuy ngắn gọn nhưng cha P.TLH đã vạch ra cho Đoàn những công việc cụ thể và thiết thực. Tếp tục với phương hướng hoạt động của cha P.TLH Đồng hành, BCH GĐPTTT GP sẽ sớm đưa ra chương trình thực hiện hầu tạo nên nhịp cầu thăng tiến cho đời sống thiêng liêng của toàn Đoàn trong Giáo Phận.
Daminhhung

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

PP. Lectio Divina là gì?


Từ Latinh (Lectio Divina) có nghĩa gì?
Từ Latinh “lectio divina” có thể được dịch là “đọc điều thuộc về Thiên Chúa”. Lectio divina là một phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh. Khi một người đọc và mời Lời Chúa trở nên một lăng kính biến đổi có thể làm cho chúng ta chú tâm đến những biến cố của đời sống hằng ngày, người ấy có thể sống cách sâu xa hơn và dễ dàng tìm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa hơn trong những biến cố thường nhật. Phương pháp lectio divina được thực hành theo bốn bước: lectio (đọc), meditatio (suy niệm), contemplatio (chiêm niệm), và oratio (cầu nguyện).


Là một phương pháp cầu nguyện bắt nguồn từ các đan viện xưa, hiện tại Lectio Divina được phổ biến trong các cộng đoàn tín hữu. Trên nguyên tắc, thì trong phương pháp cầu nguyện này chúng ta diễn tiến theo ba bước, nhưng trong thực tế, khó mà phân biệt ba giai đoạn. Song, phân chia như thế giúp ích hơn cho người muốn làm quen với phương pháp đọc Kinh Thánh này:

1- Lectio: (Đọc)
2- Meditatio: (Suy niệm)
3- Contemplatio: (Ngắm)
4- Oratio: (cầu nguyện).


1.- Ðọc bản văn (Lectio). Trước tiên hỏi: Bản văn này nói gì? Chú ý đọc từng chủ từ và động từ để tìm hiểu những lời được viết dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy đôi khi đoạn Kinh Thánh quá quen thuộc, đọc đi đọc lại để đi sâu vào ý nghĩa thật của nó. Ðọc chầm chậm từng câu. Sau mỗi câu, buông sách xuống, đọc thầm câu đó trong lòng và để câu đó vang trong lòng vài lần. Nguyện xin Thần Khí mở mắt thấy được ý nghĩa sâu xa của bản văn.
Bước đầu 'đọc' (lectio) mở đường cho bước sắp tới 'suy niệm' (meditatio), chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên này được kéo dài nhiều hay ít tuỳ nhu cầu: ngắn quá thì suy niệm sẽ chẳng có kết quả, lâu quá thì không còn thì giờ suy và chiêm niệm.

2.- Suy niệm (Meditatio) về những giá trị được bản văn nêu lên. Nghiền ngẫm bản văn để tìm ý nghĩa của nó cho cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. Bản văn mang đến những giá trị nào về cách suy nghĩ và hành động của người kitô hữu? Bản văn này nói với tôi điều gì? Suy niệm không chỉ với đầu óc mà còn bằng trái tim, bởi vì những giá trị đó có thể đánh động lòng mình. Ý nghĩa sâu xa của những lời này là gì? Qua bản văn này, Ðức Giê-su mời tôi sống như thế nào? Lời Chúa có thể biến đổi cuộc sống.
Không nên kéo dài phần suy niệm nhiều, kẻo cảm thấy mãn nguyện vì đã hiểu ý nghĩa sâu và rộng của bản văn. Thấu hiểu chưa chắc là áp dụng cho cuộc sống. Khi cầu nguyện, Chúa mở mắt và soi sáng, nhưng Ngài muốn dẫn chúng ta xa hơn, là 'thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa' (Mk 6,8).

3.- Chiêm niệm (Contemplatio). Sau khi đọc chậm đoạn Thánh Kinh, nhắm mắt để cho hoạt cảnh diễn lại trong tâm trí mình. Mục đích là nhập vào cảnh, nghĩa là làm sao để thấy mình trong cảnh để nhìn, nghe, cảm và phản ứng. Một khi đã nhập vào cảnh thì hãy ở lại trong cảnh cho đến hết giờ. Chúng ta cũng có thể nhập vào vai, nghĩa là làm sao để thấy mình là một nhân vật thực sự trong câu chuyện hoặc tự tìm cho mình một vai mới. Trong khi nhập vai, thì người cầu nguyện cũng cảm và phản ứng như nhân vật trong đoạn Thánh Kinh. Có thể sẽ tự nhiên nói với Chúa điều gì mình cảm thấy lúc đó. Có thể ở lại bên cạnh Chúa để lắng nghe và hưởng những giây phút hạnh phúc bên cạnh Ngài. 

4- Oratio: (cầu nguyện). Lối cầu nguyện này dẫn đến thờ phượng Chúa trong 'thần khí và sự thật' (Ga 4,24). Ðối tượng của chiêm niệm luôn luôn là Ðức Giê-su, là Ngôi Lời Chúa Cha. Chúng ta không chỉ trao đổi ý kiến với Chúa mà còn nghiền ngẫm Ðức Giê-su đang đối xử với Chúa Cha và với tha nhân. Ðây là lúc thuận tiện để chúng ta mở lòng kết hiệp với Thần Khí Chúa và lãnh nhận các ân huệ Ngài ban cho: một sức dịu dàng lôi cuốn, lòng mến yêu và dấn thân theo Ðức Giê-su, nước mắt hối hận xin lỗi, tâm tình ngợi khen lòng nhân từ Chúa, lời khẩn cầu cho chính mình, cho nhân loại. 

Ðây là cuộc gặp gỡ giữa Ðấng Tạo Hoá và thụ tạo, giữa hai Cha con, giữa lòng tự do của Chúa và lòng tự do của chúng ta. Ðây là lúc 'thụ động' nhận lãnh, để nhờ Thần Khí thờ phượng, ngợi khen và làm vinh hiển Chúa Cha. Ðây là lúc nhường trái tim cho Thần Khí. Ðây là một cuộc 'ăn năn trở về' tận gốc, bởi vì chính Thần Khí soi sáng, tác động và yêu mến Cha trong chúng ta.
(còn tiếp)