Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

BCH GĐPTTT HỌP MẶT TÂN NIÊN (Tân Mão)

 
BCH GĐPTTT TGP Saigon tổ chức họp mặt TÂN NIÊN tại G/x Phú Bình hạt Phú Thọ. Thành phần tham dự gồm có : BTV - các Ông cố, Ban đặc trách - các Ban chuyên môn Tuyên huấn, Bác ái xã hội, Ban Truyền thông cùng các Ủy viên chuyên trách....

Trong bầu khí phấn khởi hiệp thông, ông Trưởng BTV Giuse Huỳnh Bá Song giới thiệu phương hướng và  kế hoạch hoạt động phát triển Đoàn cho năm tới, các thành viên tích cực đóng góp ý kiến trong việc xây dựng Đoàn ngày một hoàn thiện hơn.
 Nhân dịp này BCH GĐPTTT TGP đến thăm và chúc Mừng Năm Mới cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh giáo xứ Phú Bình cũng là cha Linh Hướng GĐPTTT xứ đoàn Phú Bình. Ngài tiếp đón vui vẻ và chúc cho GĐPTTT TGP phát triển mạnh mẽ để Nước Cha Trị Đến.

Bữa tiệc Mừng Năm Mới do anh chị Đỗ Đình Nghi U/v Ban Tuyên Huấn tổ chức tại tư gia, mọi thành viên cùng thưởng thức ly rượu nồng trong ánh nắng Xuân chan hòa tình đoàn kết yêu thương Trái Tim Chúa.

Liên kết link: Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm TGP Saigon
                     http://titocovn.com/gdptttvn














 









BÀI ĐỌC THÊM 1

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


Hỏi: xin cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào?
Trả lời:
 
Trong thực tế, nhiều người đã lầm lẫn khi dùng cụm từ “Đạo Thiên Chúa” hay "Thiên Chúa Giáo" để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism) tức là Đạo thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.
Đó là Đạo cứu rỗi mời gọi mọi người đón nhận để được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Ngài.
 
Xét về từ ngữ (terminology) thì danh xưng Đạo Thiên Chúa nghe có vẻ hợp lý vì mục đích tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vạn vật và vũ trụ. Nhưng nếu đi sâu vào nôi dung thần học, thì danh xưng này không phân biệt rõ đối tượng và mục đích tôn thờ của các tín hữu có cùng niềm tin vào Thiên Chúa (God) nói chung và Chúa Cứu Thế Giêsu nói riêng. Các tín hữu này hiện đang phân tán trong các Giáo Hội hay Đạo có danh xưng khác nhau như sau:
 
1- Do Thái Giáo (Judaism), hay còn gọi là Đạo Mai Sen (Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng, qua tay ông Mai Sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn.Và cũng qua trung gian ông Mai-sen, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái và cho cả nhân loại ngày nay Mười Điều Răn như giao ước phải thi hành để được chúc phúc và được sống với Thiên Chúa là tình thương. Tín hữu DoThái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Yaweh độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại. Họ cũng không biết gì về Chúa Thánh Thần, mặc dù Kinh Thánh Cựu Ước có hé mở chút ánh sáng về Ba Ngôi Thiên Chúa qua trình thuật Ba người khách lạ đến thăm ông Abraham và được ông niềm nở đón tiếp dù không biết họ là ai. (Stk 18:1-15) .
 
Cũng vì không nhìn nhận Chúa Cứu Thế Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa và Phúc Âm của Người nên Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước mà thôi.
 
2- Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) chính là Kitô Giáo, tức là Đạo Cứu Rỗi do Chúa Kitô khai sinh với việc Người xuống trần gian làm Con Người, đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho loài người khỏi chết vì tội.
Đạo Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể (substance) và uy quyền như nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của các Tổ Phụ Do Thái. Do đó, Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai phần Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament)với tổng cộng 72 Sách thánh mà Giáo Hội Công Giáo dạy tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ nghe Lời Chúa để biết sống theo đường lối của Người.
 
3- Chính Thống Giáo là Nhánh Kitô Gíáo Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ năm 1054 vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính. Cho đến nay, nhánh này vẫn chưa hiệp nhất trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo La Mã dù cả hai bên đã có nhiều thiện chí và cố gắng để xích lại gần nhau. Công Giáo và Chính Thống đều có chung nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên có chung các bí tích hữu hiệu như nhau, mặc dù vẫn chưa thể hiệp nhất được vì một trở ngại duy nhất là vấn đề quyền bình của Đấng thay mặt Chúa Kitô để cai trị Giáo Hội. Đó là quyền bính của Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Rôma, mà anh em Chính Thống chưa công nhận.
 
4- Tin Lành (Protestantism) là Nhánh Kitô Gíáo đã ly khai khỏi Công Giáo và Chính Thống Giáo sau những cuộc cải cách (reformations) do Martin Luther chủ xướng tại Đức năm 1517, lan qua Pháp với John Calvin, Thụy sĩ với Ulrich Zwingli .
 
Nhưng chính nội bộ nhánh này sau đó cũng đã phân chia thành hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nhau như Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Episcopalians, Pentecostals, Quakers, Church of Christ v.v. Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa (Savior) cũng như lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin và sứ vụ giảng dạy (Preaching ministry), nhưng khác biệt với Công Giáo và Chính Thống Giáo về nhiều điểm căn bản liên quan đến thần học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và kinh thánh (họ giải thích kinh thánh theo cách hiểu riêng của họ). Thêm vào đó, cũng như Chính Thống Giáo, các nhánh Tin lành đều không công nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng La Mã.Một điểm quan trọng nữa cần nói thêm là các nhánh Tin lành này đều không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên họ không có các bí tích hiệu như Công Giáo Giáo và Chính Thống trừ phép rửa mà đa số họ có.
 
5- Anh Giáo (Anglicanism) tức nhóm Kitôgiáo đã tách khỏi Công Giáo La Mã vì sự bất mãn liên quan đến vấn đề hôn nhân của Vua Henry VIII trong thế kỷ 16. Henry đã tuyên bố ly khai khỏi Công Giáo La Mã và tự phong làm thủ lãnh nhánh ly khai này. Nhóm này có tên chung là Anglican Communion, tức là Anh Giáo, hoàn toàn khác với Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England) là Giáo Hội Công Giáo của nước Anh hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo La Mã (Rome)
 
Nhưng cách nay gần hai năm, một biến chuyển mới trong liên hệ giữa Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo là có một nhóm khá đông các tín hữu Anh giáo cũng với giáo sĩ của họ đã xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Để đón mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm cựu Anh Giáo này, Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-Tô 16, ngày 9-11-2009 đã cho công bố Tông Thư "Anglicanorum coetibus" (Các tín hữu Anh Giáo) theo đó Tòa Thánh cho phép thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân trong ranh giới của một số Giáo Phận Công Giáo ở Anh Quốc và xứ Wales để cho các cựu tín hữu Anh giáo được cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích theo nghi thức của truyền thống Anh Giáo đã được Tòa Thánh phê chuẩn.
 
Mới nhất, ngày 15-1-2011 vừa qua, ba cựu giám mục Anh giáo đã được tấn phong linh mục Công Giáo tại Thánh Đường Westminster, Luân Đôn. Và một trong ba tân linh mục này, cha Keith Newton đã được cử làm Quản hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, một Quản hạt tòng nhân đầu tiên mới được thành lập ngày 15-1 vừa qua để đón nhận các cựu tín hữu Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
 
Sở dĩ có việc truyền chức cho các cựu giám mục Anh Giáo là vì Giáo Hội Công Giáo không công nhận Anh Giáo có bí tích Truyền Chức hữu hiệu, nên các cựu linh mục và giám mục Anh Giáo, nếu muốn, đều phải xin thụ phong linh mục Công Giáo trước và sau này có thể có linh mục được chọn làm giám mục Công Giáo.
 
Lại nữa, vì Anh Giáo cho các linh mục và giám mục của họ kết hôn, nên sau khi được thụ phong linh mục Công giáo, họ vẫn được phép tiếp tục sống với vợ con.
 
Ngoài ra, còn phải kể thêm một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D. 622. Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa = (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái, Công Giáo và các Nhánh KitôGíáo nói trên về nhiều mặt. Thí dụ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một người thường, một tiên tri như Abraham, Moses, Noah v.v và kinh thánh của họ là kinh Koran.
 
Như vậy, không có đạọ nào gọi là Đạo Thiên Chúa (Deism) đúng nghĩa với danh xưng này cả vì trong thực tế thì tất cả các Nhánh hay Đạo mang các danh xưng riêng biệt trên đây đều tôn thờ Thiên Chúa (God) nhưng với nội dung thần học khác nhau, kể cả khác biệt về phương thế thể hiện sự tôn thờ đó (Liturgy). Nói khác đi, các Nhánh Kitô giáo và Do Thái giáo nói trên, tuy cùng tôn thờ Thiên Chúa, nhưng rất khác nhau về quan điểm thần học, bí tích, phụng vụ, mục vụ và quyền bình. Do đó, không thể gọi Đạo Công Giáo là Đạo Thiên Chúa cách chung được vì như vậy sẽ lẫn lộn với các đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều điểm như đã nói trên đây.
 
TẠI SAO PHẢI GỌI KITÔ GIÁO LA MÃ LÀ ĐẠO CÔNG GIÁO?
 
Để trả lới câu hỏi này, chúng ta cần nhớ lại từ đầu Thiên Chúa (God) chỉ tỏ mình ra cho dân Do Thái và chọn dân này làm dân riêng mà thôi: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươisẽ là sở hữu riêng của Ta.” (Xh 19:5)
Như thế, trước khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người, chỉ có dân Do Thái được biết Thiên Chúa Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước (Covenant) mà thôi. Ngoài Dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại (gentiles) vì không biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do Thái.
 
Nhưng sau khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bethlehem, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Chúa (x. Mt 2:1-12). Sự kiện này đã nói lên nét phổ quát (universality) của ơn cứu độ. Nghĩa là ơn này được dành cho hết mọi dân tộc, không chỉ riêng cho dân Do Thái. Vì thế, trước ngày về trời Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28:19).
 
Đây là lý do vì sao Đạo của Chúa Kitô (Christianity) được gọi là Đạo Công Giáo vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại qua Hy Tế thập giá của Người. Vì thế từ ngữ “Công giáo” ở đây có nghĩa là chung, là phổ quát (universal), dành cho hết moi người không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “công giáo” (catholicam = catholique = catholic…..) không hề có nghĩa là công cộng (public) như có người không hiểu biết gì nhưng đã có ác ý dịch ẩu Đạo Công Giáo sang tiếng Anh là Public Religion. Dịch như vậy cũng tương tư như người mới học tiếng Anh đã tự ý dịch nước đá (ice) là “water stone”! Cũng vậy, nếu biết tiếng Anh đủ và có đọc sách vở viết bằng Anh ngữ về các thuật ngữ (terms) của Kitô Giáo, thì tội tổ tông, người Anh Mỹ gọi là Original sin, người Pháp gọi là Péché originel, người Tây Ban Nha gọi là `Pecado original’ chứ không ở đâu có từ ngữ “father’s sin” để chỉ tội tổ tông cả. Dịch kiểu này thì người Anh Mỹ không thể nào hiểu đúng ý của người dịch được.
 
Tóm lại, danh xưng phải chính xác về các vần đề tôn giáo để tránh hiểu lầm hay xuyên tạc mục đích. Cụ thể, Đạo Công Gíao (Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn đón nhận để được cứu rỗi và sống đời đời. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất Chúa Kitô đã thiết lập để tiếp tục rao giảng và chuyển chở ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo Hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng là Người duy nhất nối tiếp Sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo Hội.
 
Đó là những nét đại cương để phân biệt Đạo và Giáo Hội Công Giáo với các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng đang hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

GĐPTTT học tập tháng 3/2011


 TRANG HỌC TẬP

GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

VỀ HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
                      --------0--------

Giáo Hội mời gọi cộng đồng dân Chúa xây dựng tinh thần hiệp thông và thực thi Sứ Vụ của người Kitô Hữu gồm tu sĩ và giáo dân. Trong phạm vi trang GĐPTTT học tập trên Lửa Mến tháng 3 chúng ta cùng khám phá giáo huấn của Giáo hội về Sứ Vụ trong vai trò người “KiTô Hữu giáo dân”. Vậy thành phần Giáo dân là ai ?

6.1 VAI TRÒ CỦA KITÔ HỮU GIÁO DÂN  TRONG GIÁO HỘI

“Giáo dân là toàn bộ các Kitô hữu không thuộc thành phần có chức thánh hoặc tu sĩ, được tháp nhập với Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, được hội nhập vào dân Thiên Chúa, được tham dự chức năng tiên tri, tư tế và mục tử của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình là “tìm kiếm Nước Thiên Chúa ngay trong chính việc quản trị và sắp đặt các sự việc trần thế theo ý Thiên Chúa.
 Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội... để như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới... hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ” (GH 31).
Cụ thể, giáo dân tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Kitô bằng việc Phúc Âm hóa, “nghĩa là loan báo Chúa Kitô bằng đời sống chứng tá và bằng lời nói”. Ðặc biệt trong đời sống hôn nhân và gia đình, trong sinh hoạt nghề nghiệp và những dấn thân xã hội khác (x. GH 35). Những giáo dân có khả năng và được đào tạo còn có thể góp phần trong việc dạy giáo lý (GL 774), dạy các khoa học thánh (GL 229), và trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (GL 823).
Giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô bằng việc làm cho “mọi hoạt động, kinh nguyện, công việc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, việc làm ăn thường ngày, việc giải lao cho tâm trí cũng như thể xác và mọi thử thách của cuộc sống... trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô” (GH 34), và hiến lễ đó được liên kết với việc dâng lên Chúa Cha. Như thế “giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa, thờ phượng Thiên Chúa khắp nơi bằng đời sống thánh thiện của mình” (GH 34).
Giáo dân tham dự vào chức vụ mục tử của Chúa Kitô, khi họ “chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi mình, bằng một đời sống từ bỏ mình và thánh thiện” (GH 36), khi “làm cho những giá trị luân lý thấm nhập vào văn hóa và các công trình của loài người” (GH 36), khi “thi hành những tác vụ khác nhau tùy theo ơn huệ và đặc sủng mà Chúa trao ban” (LBTM 11).

Giáo Hội tại Việt Nam cách nào đó vẫn chưa quan tâm đủ đến vai trò người giáo dân trong Giáo Hội. Nhiều giáo dân vẫn tự cho mình chỉ là một “cánh tay”, một dụng cụ hỗ trợ hàng giáo sĩ hơn là những người chia sẻ trách nhiệm trong cùng một sứ mệnh Chúa trao.
 Quả thật, đây vẫn còn là một thách đố cho Giáo Hội tại Việt Nam khi phải trở nên “cộng đoàn của các cộng đoàn”, hay “nguyên lý hiệp thông” của các cộng đoàn.  (88 – TÀI LIỆU HỌC HỎI TRONG NĂM THÁNH )


 SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
Chương I : Ơn Gọi Làm Tông Ðồ Giáo Dân
(Tiếp theo)

3. Nền tảng của việc tông đồ giáo dân.

Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Chúa Kitô là Ðầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì phép Rửa Tội sát nhập họ vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, phép Thêm Sức làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Họ được thánh hiến vào chức vụ tư tế vương giả và dân tộc thánh (x. 1P 2,2-10), hầu trong mọi việc họ dâng những lễ vật thiêng liêng và làm chứng cho Chúa Kitô ở mọi nơi trên hoàn cầu. Ðàng khác, đức ái như là linh hồn của tất cả việc tông đồ, được chuyển thông và nuôi dưỡng nhờ các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể 3.
Việc tông đồ được thực thi nhờ đức tin, đức cậy, đức ái 3*, là những nhân đức mà Chúa Thánh Thần đổ đầy tâm hồn mọi phần tử của Giáo Hội. Lại nữa, nhờ giới răn tình yêu, giới răn cao thượng nhất của Chúa, mọi tín hữu được thúc đẩy để tìm vinh danh Thiên Chúa bằng cách làm cho nước Ngài trị đến và mưu tìm sự sống đời đời cho mọi người để họ nhận biết một Thiên Chúa chân thật và Ðấng Ngài đã sai đến là Chúa Giêsu Kitô (x. Gio 17,3).
Vì vậy hết mọi tín hữu đều có bổn phận rất cao cả là hoạt động để mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Phúc Âm cứu độ của Chúa.
Ðể thể hiện việc tông đồ này, Chúa Thánh Thần thánh hóa dân Chúa qua tác vụ và các bí tích. Ngài cũng ban cho các tín hữu những ơn đặc biệt (x. 1Cor 12,7), "phân phát những ơn đó cho mọi người tùy ý Ngài" (1Cor 12,11) để "mỗi người tùy theo ơn đã nhận mà giúp đỡ nhau" và chính họ trở nên như những người quản lý trung tín giữ mọi thứ ơn của Thiên Chúa" (1P 4,10) hầu xây dựng toàn thân trong đức ái (x. Eph 4,16). Do sự đón nhận những đoàn sủng này dẫu là những đoàn sủng thông thường, mỗi tín hữu có quyền lợi và bổn phận sử dụng những ơn đó trong Giáo Hội cũng như giữa trần gian để mưu ích cho mọi người và xây dựng Giáo Hội trong tự do của Chúa Thánh Thần, Ðấng "muốn thổi đâu thì thổi" (Gio 3,8) và đồng thời sử dụng trong sự hiệp thông với anh em trong Chúa Kitô, nhất là với các bản tính đích thực và việc sử dụng thích hợp những đoàn sủng đó, không phải để dập tắt Thánh Thần, nhưng để thử nghiệm mọi việc và điều nào tốt thì giữ lấy (x. 1Th 5,12; 19,21) 4.

Chienhien
 (BTH - domchienhien@gmai.com)

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

TRANG HỌC TẬP GĐPTTT Tháng 2-2011


 
Trang Học tập:
Gia Đình Phạt TạThánh Tâm Việt Nam
Ban Tuyên Huấn - TGP SAIGON
TÀI LIỆU học hỏi tháng 01-2011


Giáo Hội Việt Nam muốn xây dựng sự hiệp thông theo mô hình
GIÁO HỘI THAM GIA TRONG THIÊN KỶ MỚI

***
Dựa trên nền Giáo Hội học về hiệp thông, các giám mục Á châu thúc đẩy việc xây dựng Giáo Hội như là sự hiệp thông của các cộng đoàn cũng như của các thành phần Dân Chúa trong từng cộng đoàn. Từ đó, các ngài đưa ra một hướng đi mới là làm sao mỗi Giáo Hội địa phương phải trở thành một Giáo Hội Tham Gia, trong đó mọi thành phần Dân Chúa thể hiện được ơn gọi và vai trò riêng của mình, đồng thời tham gia vào sứ mạng chung của Giáo Hội.
Trong tông huấn Người Kitô hữu Giáo dân, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến nhu cầu của con người hôm nay muốn được tham gia vào tiến trình của xã hội mà trong đó họ là thành viên. Ngài coi đó là “một trong những nét đặc thù nhất của nhân loại hôm nay, một dấu chỉ thời đại đang phát triển trong nhiều lãnh vực và bằng nhiều cách khác nhau.” Kế đến, ngài bàn về sự tham gia của người giáo dân vào đời sống của giáo xứ, nhấn mạnh đến vai trò hết sức cần thiết của người giáo dân trong mọi sinh hoạt của cộng đoàn Giáo Hội.
Quan điểm của Đức Thánh Cha được minh họa rõ nét nhất qua cách ngài khai triển dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,1-16) trong phần đầu của Tông Huấn. Tất cả mọi người đều được gọi đi làm việc trong vườn nho của Chúa. Không có chuyện thất nghiệp ở đây và cũng không được phép để cho ai thất nghiệp! Nếu hiểu vườn nho ở đây là Giáo Hội thì Giáo Hội phải trở thành một “Giáo Hội Tham Gia,” trong đó mọi người đều tham gia và đồng trách nhiệm, mọi người đều bình đẳng và đều cảm thấy mình thực sự là thành viên.
Dựa trên ý tưởng căn bản này, văn phòng Giáo dân và văn phòng Phát triển Con người thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã triển khai một số chỉ dẫn trong việc xây dựng một Giáo Hội Tham Gia tại Á châu. Theo đó, Giáo Hội Tham Gia trước hết là một cộng đoàn, trong đó mọi tín hữu đều dự phần vào sứ mạng của Dân Chúa trong Giáo Hội cũng như trong thế giới, một cộng đoàn đồng trách nhiệm, bình đẳng, và tích cực tham gia vào sứ mạng Chúa Kitô.
Các giám mục Việt Nam thì kêu gọi mọi tín hữu ý thức mình thuộc về Gia đình của Chúa Kitô, tích cực tham gia vào các hội đoàn hay nhóm nhỏ Kitô hữu trong giáo xứ, thay đổi tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân, tạo điều kiện cho mọi người tham gia nhiều hơn vào việc bàn thảo và quyết định kế hoạch mục vụ chung. (NT 2010, ĐỀ TÀI 7, Đề Cương 21).

Tổ chức Công giáo tiến hành

Công giáo Tiến hành (CGTH) được hiểu là việc tông đồ của giáo dân do hàng giáo phẩm hướng dẫn.
Phong trào Tông đồ Giáo dân khởi sự vào năm 1927 với việc thành lập các phong trào như Thanh Lao Công (JOC), Nữ Thanh Lao Công (JOCF) ở Bỉ (1928) và Pháp (1929), Thanh Sinh Công (JEC, 1930), Thuỷ Thủ Trẻ Công giáo (JMC, 1930) và tiếp theo là các phong trào dành cho các gia đình, các giới, các nghề nghiệp…
Ở Việt Nam, ngày 7-12-1956, bản Hiến chương Công giáo Tiến hành Việt Nam được Toà Thánh phê chuẩn và cho thi hành. HĐGM cũng đã lập ra một Uỷ ban lo về Công giáo Tiến hành toàn quốc mà Chủ tịch là TGM. Phaolô Nguyễn Văn Bình, sau đó bầu linh mục giám đốc Công giáo Tiến hành và các giáo dân làm thành Ban Chấp hành Trung ương Công giáo Tiến hành toàn quốc. Ở cấp giáo phận, cũng có một Ban Chấp hành gồm các linh mục và giáo dân để thúc đẩy Công giáo Tiến hành trong các xứ đạo.

“Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân”

Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người giáo dân trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng và giáo dục của Giáo Hội. Người giáo dân phục vụ trong mọi hoạt động của Giáo Hội giữa lòng trần thế, nhất là trong các lĩnh vực của đời sống thường ngày. Họ cần được hỗ trợ và hướng dẫn bởi các vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu cũng như của Giáo hội địa phương.

Ngày 18 tháng 11 năm 1965 Công Ðồng Vaticanô II. Khóa VIII đã hoàn tất “Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân” đã trở nên một trong những thành quả cũng như một trong những khát vọng chính yếu của Thánh Công Ðồng Vaticanô II.

1. Thánh Công Ðồng muốn phát động mạnh mẽ hơn việc tông đồ của dân Thiên Chúa 1, nên chú tâm hướng về các Kitô hữu giáo dân, những người có phần riêng biệt và cần thiết trong sứ mệnh của Giáo Hội, như đã được nhắc đến trong những văn kiện khác 2. Bởi vì, vốn phát sinh từ ơn gọi làm kitô hữu, việc tông đồ giáo dân không bao giờ có thể khiếm khuyết trong Giáo Hội. Trong những buổi đầu Giáo Hội, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả biết bao! Chính Thánh Kinh chứng minh cách phong phú điều đó (x. CvTđ 11,19-21; 18,26; Rm 16,1-16; Ph 4,3).
Thời đại chúng ta đòi hỏi người giáo dân phải nhiệt thành không kém, nhất là những hoàn cảnh hiện tại càng đòi hỏi việc tông đồ của họ phải hoàn toàn mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Quả vậy, càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến vô hạn, môi trường mà phần lớn chỉ dành riêng cho họ, mà còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi. Việc tông đồ này lại càng trở nên khẩn trương hơn, vì sự biệt lập trên nhiều phương diện của cuộc sống con người như thường thấy, càng gia tăng, đôi khi gây nên một sự tách biệt với trật tự luân lý và tôn giáo, cũng như tạo ra một sự nguy hiểm trầm trọng cho đời sống Kitô giáo. Hơn nữa, trong những miền thiếu linh mục hay khi các ngài không được tự do thi hành chức vụ, thì Giáo Hội khó có thể hiện diện và hoạt động hữu hiệu nếu không nhờ giáo dân cộng tác.
Dấu hiệu cho thấy nhu cầu muôn mặt và khẩn trương ấy chính là hoạt động tỏ tường của Chúa Thánh Thần đang làm cho giáo dân hôm nay mỗi ngày một ý thức hơn phần trách nhiệm riêng của mình và thúc bách giáo dân mọi nơi phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội 3.
Trong Sắc Lệnh này, Công Ðồng nhằm làm sáng tỏ bản chất, đặc tính và những cách thế của việc tông đồ giáo dân, nêu lên những nguyên tắc căn bản và ban bố những “giáo huấn mục vụ” để thi hành việc tông đồ ấy cho hiệu quả hơn. Mọi điều trong Sắc Lệnh này phải được coi như những tiêu chuẩn cho việc xét lại những khoản giáo luật có liên quan đến việc tông đồ giáo dân.

Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã khép lại, Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa 2010 mở ra cho cộng đồng dân Chúa một Sứ Vụ mới là xây dựng một gia đình giáo hội tham gia. Để định ra một hướng đi trong vai trò của mình, Kính mời GĐPTTT các cấp cùng tìm hiểu, khám phá những hướng dẫn của Giáo Hội qua văn kiện “Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân”, với khuôn khổ của Nội San Lửa Mến BTH chúng tôi xin giới thiệu nhiều kỳ đến quý Đoàn Viên GĐPTTT, nhằm chuyển tải giáo huấn của Giáo hội về hoạt động trong Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành cũng như sứ mạng của người Tông Đồ Giáo Dân. 

Chương I : Ơn Gọi Làm Tông Ðồ Giáo Dân

2. Giáo dân tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội.
Giáo Hội được khai sinh là để làm cho nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu, hầu làm vinh danh Thiên Chúa Cha: tức là làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc tội và cứu rỗi 1, để rồi nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự được qui hướng về Chúa Kitô. Mọi hoạt động của Nhiệm Thể hướng về mục đích này gọi là việc tông đồ, công việc mà Giáo Hội thực hiện nhờ tất cả các chi thể, tùy theo những cách thức khác nhau. Thật ra ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Cũng như toàn bộ một cơ thể sống động, 2* không chi thể nào hoàn toàn thụ động, nhưng cũng tham dự vào đời sống và công việc của toàn thân. Cũng thế, trong Nhiệm Thể Chúa Kitô tức Giáo Hội, toàn thân tùy theo công dụng khả năng từng phần tử khiến thân thể này gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau (x. Eph 4,16), đến nỗi chi thể nào không hoạt động đúng tầm mức của mình trong việc tăng triển toàn thân đều bị coi là vô dụng đối với Giáo Hội cũng như với chính mình.
Trong Giáo Hội có nhiều tác vụ khác nhau nhưng đều cùng chung một sứ mệnh. Chúa Kitô đã trao phó cho các Tông Ðồ và những người kế vị các ngài nhiệm vụ nhân danh và lấy quyền Người mà giảng dạy, thánh hóa và cai quản. Còn phần giáo dân, vì họ tham dự thực sự vào nhiệm vụ tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Kitô, nên họ chu toàn phần việc của mình trong sứ mệnh của toàn dân. Thiên Chúa trong Giáo Hội và ở giữa trần gian 2. Giáo dân thực sự thi hành việc tông đồ bằng công việc của mình để rao giảng Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn hảo hóa những việc thuộc phạm vi trần thế, sao cho công việc của họ thuộc lãnh vực này làm chứng tỏ tường về Chúa Kitô và góp phần vào việc cứu độ nhân loại. Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột.
(Còn tiếp)
 (Tham khảo:
   Daminhhung