CN XXX : CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO
Vài dòng về lịch sử
Kitô giáo bắt đầu được truyền vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XVI, tới nay đã được 450 năm. Tiến trình truyền giáo ở Việt Nam có thể chia thành sáu thời kỳ :
1. Thời kỳ khai phá (1615-1659).
Các thừa sai đã đến Việt Nam từ năm 1533, nhưng công cuộc truyền giáo chỉ trở nên qui mô từ khi có sự tiếp tay của các giáo sĩ dòng Tên từ năm 1615, và bắt đầu khởi sắc lên từ năm 1627 khi Alexandre de Rhodes và Pierre Marquez đến Việt Nam. Việc truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên vào thời này tuy chưa đầy 50 năm, nhưng có qui mô, đường lối, có tổ chức và hệ thống, nên kết quả rất tốt đẹp.
2. Thời kỳ hình thành (1659-1799).
Năm 1659, Tòa Thánh bắt đầu lập hai giáo phận tại Việt Nam và giao cho hai giám mục thuộc Hội Truyền giáo Balê tới cai quản. Năm 1668, các giám mục đã bắt đầu thành lập hàng giáo sĩ bản quốc với các linh mục người Việt Nam.
Để tiếp tay đắc lực với hàng giáo sĩ trong công cuộc truyền giáo, trong hàng ngũ giáo dân có những tổ chức như :
Các thầy giảng được các giáo sĩ dòng Tên tuyển chọn và huấn luyện (đây là sáng kiến của Alexandre de Rhodes). Các thầy dạy giáo lý tân tòng, quản trị tài sản cộng đoàn, và có thể thay thế các giáo sĩ khi các ngài bị trục xuất.
Năm 1670, Dòng Mến Thánh Giá được thiết lập cho các phụ nữ bản xứ : các nữ tu hằng ngày tiếp xúc và cứu giúp những người nghèo khổ, bệnh tật, truyền giáo cho họ, rửa tội các em nhỏ hấp hối.
Tại các họ đạo, có Hội Đồng Quí Chức, với ông chánh trương, ông câu, ông trùm, ông biện, v.v... để giúp điều hành họ đạo, để bao bọc, che dấu, bảo toàn các thừa sai, các thầy cả trong thời Giáo Hội bị bách hại, cấm cách, lo thăm viếng, tiếp tế lương thực, củng cố niềm tin cho những người bị bắt vì đạo, phải sống cảnh tù đày.
Khó khăn lớn nhất thời kỳ này là chính quyền không chấp nhận sự có mặt của các thừa sai nước ngoài trên đất nước Việt Nam. Nhưng bất chấp các khó khăn, Giáo Hội Việt Nam vẫn lớn lên, và đã có được một cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển với ba giáo phận, khoảng 70 linh mục Việt Nam và trên 350.000 giáo hữu. Các giáo phận cũng như các họ đạo đều được tổ chức một cách rất chặt chẽ, qui củ.
3. Thời kỳ thử thách đau thương (1800-1884).
Càng về sau, các nhà vua càng nghi ngờ và lo sợ về sự có mặt và ảnh hưởng của các thừa sai nước ngoài, nhất là sợ các thừa sai và người công giáo ủng hộ những thế lực phản loạn muốn cướp ngôi vua. Vì thế, các nhà vua đã ra lệnh cấm đạo càng ngày càng gắt gao. Số Kitô hữu bị bắt và bị giết vì trung thành với Chúa Kitô lên đến 130.000 người, trong đó có 117 người được Đức Gioan-Phaolô II phong hiển thánh năm 1988.
Mặc dù bị truy nã gắt gao và khốn khổ như thế, đạo công giáo vẫn phát triển không ngừng. Vào những năm 1884- 1885, ở Việt Nam đã có : 8 giáo phận, với 683.000 giáo hữu (gần gấp đôi so với đầu thế kỷ 18), và 365 linh mục (gấp hơn 5 lần so với đầu thế kỷ 18).
4. Thời kỳ phát triển (1885-1945).
Công giáo Việt Nam chỉ thật sự được tự do và công khai hoạt động sau khi Pháp đặt nền cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (1884- 1885).
Thời này, Giáo Hội Việt Nam phát triển mạnh. Cụ thể nhất là các cơ sở vật chất được xây dựng một cách qui mô. Chỉ trong 50 năm, Giáo Hội công giáo đã xây dựng :
15 giáo phận với 15 tòa giám mục kiên cố và khang trang.
Hầu như giáo phận nào cũng có tiểu chủng viện. Và trong 15 giáo phận, có 8 đại chủng viện.
Có 3.000 nhà thờ và trên 2.000 nhà nguyện được xây kiên cố, to lớn.
Về sinh hoạt truyền giáo, Giáo Hội lập các nhà in, xây trường học, lập các cơ sở từ thiện, khẩn hoang và chiêu dân lập ấp để tập trung các tân tòng hầu dễ sinh hoạt. Về văn hóa và tu đức, có rất nhiều tác phẩm ra đời.
Năm 1933, Giáo Hội Việt Nam bắt đầu có giám mục đầu tiên người bản xứ là Đức Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Sau đó, nhiều giáo phận mới được thành lập, và nhiều giám mục Việt Nam được tấn phong.
Kết quả của thời kỳ phát triển này là : cuối năm 1938, số giáo hữu lên tới 1.500.000 người (gấp 2,2 lần so với cuối thế kỷ 19, tức 50 năm trước) với 979 linh mục (gấp 2,7 lần so với cuối thế kỷ 19).
5. Thời kỳ bất ổn vì chiến tranh (1945-1975).
Năm 1945, Pháp thất trận ở Đông Dương, và sau tìm cách trở lại Việt Nam, nhưng phải đương đầu với một cuộc chiến tranh giải phóng của người Việt gần 9 năm. Cuối cùng, Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Genève 21-7-1954. Hiệp định này chia Việt Nam ra thành hai miền với hai chế độ khác nhau : miền Bắc với chế độ cộng sản, miền Nam với chế độ tư bản.
Vì sống trong hai chế độ thù nghịch nhau, nên Giáo Hội miền Bắc và miền Nam không liên lạc được với nhau, không tiếp ứng và trợ giúp nhau được. Sự phân chia đất nước làm Giáo Hội miền Bắc thiệt hại rất nhiều. Trong cuộc di cư 1954- 1955, rất nhiều giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và 650.000 giáo hữu miền Bắc đã di cư vào miền Nam, khiến cho Giáo Hội miền Bắc bị hụt hẫng, và cấu trúc của Giáo Hội miền Nam thay đổi rất nhiều.
Tại miền Bắc, quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước có nhiều khó khăn, đôi bên nghi ngờ nhau, thiếu sự cảm thông, nên sự phát triển của Giáo Hội bị rất nhiều hạn chế. Sau cuộc di cư, 10 giáo phận ở miền Bắc chỉ còn có 7 giám mục, 374 linh mục, và một số ít tu sĩ, với số tín hữu là 750.000. Vì số linh mục cũ ngày càng mất đi mà không có thêm linh mục mới, nên Giáo Hội miền Bắc bị thiếu linh mục trầm trọng.
Tại miền Nam, quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước tương đối tốt đẹp, nên sự phát triển của Giáo Hội tương đối thuận lợi. Năm 1957, Giáo Hội miền Nam có 1.168.000 giáo dân, 250 đại chủng sinh, 1.670 thầy giảng và 1.264 linh mục.
Ngày 24-11-1960, Đức Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, phục vụ cho 3 Giáo Tỉnh : Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Trong giai đoạn này có nhiều bất ổn gây ra do cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam, mà sự bất ổn lớn nhất là nỗi lo sợ triền miên trước sự đe dọa của chủ nghĩa vô thần được trình bày và được cảm nhận như là mục tiêu của một chế độ xã hội. Chính sự lo sợ triền miên này đã làm cho Giáo Hội công giáo có lúc hoảng hốt, có lúc co cụm, và luôn luôn ở trong một tư thế tự vệ...
6. Thời kỳ chuyển hướng (1975 đến nay).
Ngày 30-4-1975, chế độ chính trị ở miền Nam sụp đổ. Nước Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất theo chế độ cộng sản hay xã hội chủ nghĩa. Một số đồng bào không đồng quan điểm chính trị với chế độ mới đã vượt biên ra nước ngoài, trong đó có 15% người công giáo. Tại nước nhà, Giáo Hội vẫn tiếp tục phát triển trong tinh thần : Sống Phúc Âm và hòa mình giữa lòng dân tộc.
Trong thời kỳ này, vẫn có một số giám mục mới, một số linh mục mới được thụ phong, các chủng viện, dòng tu vẫn hoạt động, nhưng trong những điều kiện hạn chế và khó khăn hơn trước đây. Quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước khởi đầu có rất nhiều khó khăn, nhưng càng ngày càng có hy vọng trở nên tốt đẹp hơn, hiểu nhau hơn, bớt nghi ngờ nhau hơn.
Ngày 19-6-1988, tại Công trường Thánh Phêrô, 117 thánh tử đạo Việt Nam đã được Đức Gioan-Phaolô II long trọng tôn phong hiển thánh. Đó là kết quả của những thế kỷ đầu truyền giáo tại Việt Nam, và cũng là hạt giống nảy sinh nên các Kitô hữu hiện nay.
Giáo Hội Việt Nam hiện nay có 25 giáo phận với 4.500.000 tín hữu (gấp 3 lần so với năm 1938, hay 60 năm trước), tức 6,16% so với tổng số 73.000.000 dân. Hàng giáo phẩm và giáo sĩ gồm trên 30 giám mục, trên 1.850 linh mục (gấp 2 lần so với năm 1938). Có 6 đại chủng viện với khoảng 850 chủng sinh. Có 16 dòng nam và 7 tu hội đời nam với khoảng 1.250 nam tu. Có trên 50 nhà dòng nữ và 8 tu hội đời nữ với khoảng 8.800 nữ tu.
Còn tại hải ngoại, cộng đồng công giáo Việt Nam định cư trong 27 quốc gia, gồm khoảng 300.000 tín hữu (tức khoảng 15% so với tổng số người Việt Nam ở hải ngoại), với khoảng 670 linh mục, 30 tu sĩ, 30 phó tế vĩnh viễn, 95 đại chủng sinh và 240 nữ tu.
Việc truyền giáo hiện nay
Từ 30-4-1975 đến nay, có rất nhiều giáo dân từ miền Bắc, miền Trung di chuyển vào miền Nam, từ thành thị di chuyển về thôn quê rồi ngược lại, nên có sự tăng giảm đột ngột về số giáo dân. Nói chung, tại các giáo phận, số giáo dân hầu như luôn luôn tăng lên hằng năm, nhưng vì dân số trong các giáo phận cũng tăng, nên tỷ lệ giữa tín hữu và dân số tại một số giáo phận tăng rất ít, nhiều khi bị sút giảm.
Trong các năm 1973, 1990 và 1993, tại 3 giáo tỉnh của Việt Nam, tỷ lệ giữa số giáo dân và dân số như sau :
Giáo tỉnh Hà Nội
số giáo dân : 830.000 - 1.769.000 - 1.892.081
/ dân số : 14.665.891 - 30.424.000 - 33.957.600
tỷ lệ : 5,69 % - 5,81 % - 5,57 %
Giáo tỉnh Huế
số giáo dân : 542.718 - 515.642 - 553.770
/ dân số : 6.003.315 - 9.700.000 - 10.460.100
tỷ lệ : 9,04 % - 5,31 % - 5,29 %
Giáo tỉnh TP.HCM
số giáo dân : 1.307.058 - 2.057.334 - 2.195.826
/ dân số : 11.323.937 - 23.162.000 - 25.840.000
tỷ lệ : 11,54 % - 8,88 % - 8,49 %
Như vậy, tại giáo tỉnh Hà Nội, tỷ lệ tăng lên 1,2% rồi giảm đi 2,4% Tại giáo tỉnh Huế, tỷ lệ giảm 37,3% rồi lại tiếp tục giảm 0,2% Tại giáo tỉnh TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ giảm 26,6% rồi giảm tiếp 3,9%. Nói chung, tại cả ba giáo tỉnh, so sánh 2 năm trước giải phóng và 20 năm sau thì số người công giáo tuy có tăng lên, nhưng so với dân số thì tỷ lệ có giảm : Giáo tỉnh Hà Nội giảm 1,2%
Nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét