Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

DỰ THẢO: TÁI BẢN 2012 TẬP 1


 TÀI LIỆU HỌC TẬP CĂN BẢN CẤP  XỨ ĐOÀN 

PHẦN BỐN

SINH HOẠT ĐOÀN
A-  ĐOÀN VIÊN
Có hai bậc Đoàn viên: Tập Sự và Chính Thức.
1-  Đoàn viên Tập Sự
a-    Mọi Kitô hữu nam hoặc nữ từ 18 tuổi, có thiện tâm và ý thức muốn gia nhập Đoàn, sau khi liên hệ; đăng ký với Toán trưởng, được Toán trưởng hướng dẫn điều lệ và giới thiệu trước Toán thì đã được nhìn nhận là một Đoàn viên Tập Sự của GĐPTTT. Toán trưởng sẽ báo cáo với BCH Đoàn.
            b- Đoàn viên tập sự phải đọc Kinh Dâng Mình cho Thánh Tâm Chúa hằng ngày.
            c- Năng đọc Thủ Bản để thấu hiểu Tôn chỉ, Mục Đích và Linh Đạo của Đoàn.
2-   Đoàn viên Chính thức
Sau thời gian tập sự sáu tháng, và chu toàn mọi bổn phận cần thiết, Đoàn viên Tập Sự sẽ được Tuyên Hứa cách trọng thể và trở nên Đoàn viên Chính Thức của Đoàn.

 B - BỔN PHẬN ĐOÀN VIÊN.
1- Dâng mình cho Thánh Tâm Chúa bằng cách đọc kinh Dâng Ngày, Dâng Mình mỗi ngày và năng dâng mình lại trong ngày.
2- Mỗi ngày suy niệm một Mầu nhiệm Mân Côi, đọc một Kinh Lạy Cha, mười kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh cầu nguyện theo ý chỉ của Đoàn.
3- Tham dự Thánh Lễ và Rước lễ có ý đền tạ Thánh Tâm Chúa ít nhất mỗi tháng một lần.
4- Tham dự mọi sinh hoạt của Toán và của Đoàn khi được thông báo.
5- Tham dự các buổi tĩnh tâm huấn hàng năm.
6- Tham dự các giờ Thánh Đền Tạ Thánh Tâm Chúa.
7- Tham gia việc Tông đồ xã hội theo chương trình kế hoạch của Đoàn hay Toán.
8- Phát huy đời sống đạo đức gương  mẫu, đóng góp khả năng tinh thần và vật chất để phát triển Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm.
9- Dâng hiến gia đình, và tổ chức Tôn Vương Thánh Tâm Chúa làm Vua trong gia đình mình.

a-   Dâng ngày
Ý nghĩa thực hành: “Tông Đồ Cầu Nguyện”.
Gồm 2 việc thiết yếu như sau:
·         Việc thứ nhất: Đọc kinh Dâng Ngày; nếu Đoàn viên trung thành đọc kinh ấy luôn mỗi sáng, việc ấy sẽ làm cho đời sống có một giá trị tông đồ đặc biệt, và làm cho mọi hoạt động của Đoàn viên trở thành một lời cầu nguyện thiết thực.
  •  Việc thứ hai: Lời cầu nguyện của hội viên càng được mạnh thế hơn, nếu Đức Mẹ Maria ban cho lời nguyện đó được hợp nhất với lời cầu nguyện của Người. Vậy hội viên luôn cầu nguyện hợp cùng với Mẹ Maria hằng ngày.

KINH DÂNG NGÀY
Lạy Trái Tim cực Thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim cực sạch Đức Bà Maria, mà dâng lên Trái Tim Chúa, mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con, và cầu nguyện theo ý Chúa khi dâng mình tế lễ trên trên bàn thờ. Con lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa, có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.
** Mỗi ngày suy niệm một Mầu nhiệm Mân Côi, đọc một Kinh Lạy Cha, mười kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh cầu nguyện theo ý chỉ của Đoàn.
(Ý chung: Cầu cho công cuộc hoạt động tông đồ của Đoàn được hiệu quả: “NƯỚC CHÚA TRỊ ĐẾN”; tâm hồn hội viên ngày thêm lửa yêu mến, những người đau yếu được Chúa ủi an nâng đỡ, người khô khan nguội lạnh được ơn trở về, các linh hồn nơi luyện ngục được ơn cứu rỗi...vv.).

b - Dâng mình:
Dâng mình là giao kết với Thánh Tâm Chúa với mục đích: hiến dâng chính mình cho Thánh Tâm Chúa, dâng mọi tài sản, các việc lành, sự đau khổ, hy sinh trong công cuộc tông đồ, và chỉ với một ước vọng duy nhất là làm vinh danh Chúa và mở mang Nước Chúa ở trần gian.

KINH DÂNG MÌNH
Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng cho Trái Tim Chúa linh hồn và xác con, mọi việc (con) làm, lời nói ý tưởng và mọi sự khó nhọc trót cả đời con. Con muốn sống vì Chúa mà thôi, cho được đền bồi phạt tạ Trái Tim Chúa nhân lành. Xin Chúa sống trong con, và chớ để con lỗi nghĩa cùng Chúa bao giờ. Amen.

c- Năng Dâng Mình lại:
Ngoài Kinh Dâng Mình đọc vào mỗi sáng, các Đoàn viên cũng nên dâng mình lại nhiều lần trong ngày bằng những lời nguyện ngắn như:

NGUYỆN XIN THÁNH TÂM GIÊSU
-Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, tất cả vì Nước Chúa trị đến.
1- Lạy  Trái  Tim Chúa Giêsu! Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.

   2-  Lạy Trái Tim Chúa Giêsu! Trái tim chúng con nhẹ dạ, xin làm cho trái tim chúng con nên vững vàng và thẳng thắn.

3- Lạy Trái Tim Chúa Giêsu! Trái tim chúng con vốn ngổn ngang quá nhiều sự…, xin làm cho trái tim chúng con nên đơn sơ, ngay lành.

4- Lạy Trái Tim Chúa Giêsu! Trái tim chúng con vốn hẹp hòi, ích kỷ xin làm cho trái tim chúng con nên quảng đại.

5- Lạy Trái Tim Chúa Giêsu! Xin đổ đầy trái tim chúng con, Tình Yêu duy nhất của Chúa, một Tình Yêu chân thành, phục vụ, vị tha, một Tình Yêu “ĐÁP TRẢ LẠI TÌNH YÊU”.
---
   Việc năng dâng mình lại như vậy có tác dụng biến các hoạt động trong ngày của họ thành một lời nguyện liên lỉ, giúp họ Thánh hóa được những việc làm, những hy sinh lớn nhỏ, những việc tông đồ, được biến đổi thành những của lễ quý giá đẹp lòng Chúa, nhờ sự kết hợp với hy lễ Chúa Giêsu đang hiến dâng lên Chúa Cha trên bàn thờ, ở mọi nơi mọi lúc trên thế gian này.

   Việc Năng Dâng Mình Lại còn giúp Đoàn viên GĐPTTT lướt thắng các cơn cám dỗ trong cuộc sống, đồng thời giúp họ biết phó thác mọi sự trong tay Thánh Tâm Chúa. Nhờ sự tín thác đó, tâm hồn và thể xác họ tìm được sự bình an trong mọi biến cố của cuộc đời.

 Tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ
 Nếu Đoàn viên rước lễ theo ý chỉ Đền Tạ của Đoàn, Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể sẽ thông ban cho họ Ân Sủng của Ngài, lời cầu nguyện của họ sẽ đẹp lòng Ngài. Do đó Đoàn viên phải năng rước lễ với ý Đền Tạ ít là mỗi tháng một lần.

 Dâng hiến gia đình,
   - Ngoài việc dâng mình, người Đoàn viên GĐPTTT còn dâng gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới cho Thánh Tâm Chúa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Piô XII, dâng Gia Đình là:
- Dâng hết mọi sự, phần xác cũng như phần hồn, cho Thánh Tâm Chúa.
-  Tôn nhận quyền ngự trị của ThánhTâm Chúa trên gia đình bằng cách xin ơn và cố gắng thực hành những nhân đức Chúa đã dạy và nêu gương.
Như vậy, việc DÂNG GIA ĐÌNH  cho Thánh Tâm Chúa là một việc hết sức cần thiết, nhất là trong thời đại mà hầu như nền tảng của gia đình đang bị lung lay đến tận gốc rễ. Các gia đình cần phải quay về với Chúa. Thánh Tâm Chúa sẽ giúp họ tìm ra các giá trị cao quý của gia đình trong sự biết hy sinh cho nhau, biết sống hòa thuận thương yêu nhau như trong một tổ ấm của tình yêu.
" Duy mình Cha có  thể cho họ bình an và hoan lạc. Họ hãy hướng về Cha thì họ sẽ tìm được không phải ảo mộng mà là thực tế dịu dàng" (Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu).
Việc dâng gia đình có thể thực hiện bất cứ lúc nào, trong các giờ kinh sớm tối, trong các dịp lễ trọng, lễ giỗ, nhất là khi gia đình gặp cảnh nguy biến cần được Thánh Tâm Chúa phù trợ, và trong dịp Tôn Vương.

KINH DÂNG GIA ĐÌNH
Lạy Chúa Cứu Thế rất dịu dàng từ hậu, chúng con khiêm nhường quỳ dưới chân Chúa mà dâng cả gia đình chúng con cho Rất Thánh Trái Tim Chúa. Xin Chúa hãy làm vua chúng con liên, chúng con hoàn toàn tin cậy Chúa. Chớ gì tinh thần của Chúa thấu nhập tư tưởng, sự ước ao, lời nói, việc làm của chúng con.
Xin Chúa chúc phúc cho các việc chúng con định làm. Xin Chúa chia phần vui khổ, chia sự vất vả làm ăn của chúng con. Xin ban cho chúng con được ơn hiểu biết Chúa hơn, mến Chúa hơn, và làm tôi Chúa không hề bê trễ.
Chớ gì khắp tứ phương thiên hạ vang tiếng tung hô rằng: Hãy kính mến, hãy chúc tụng, hãy ngợi khen, hãy làm sáng danh Trái Tim hiển thắng Đức Chúa Giêsu mọi nơi và mọi đời. Amen.
***
C-        QUYỀN LỢI CỦA ĐOÀN VIÊN
    1-  Quyền Lợi Tâm Linh
            Các Đoàn viên Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm trung tín với các hoạt động của Đoàn sẽ  được:
a-  Thánh Tâm Chúa chúc lành và ban nhiều hồng ân cho mình, cho gia đình, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ, của Giáo Hội.
b- Trở nên bạn nghĩa thiết của Thánh Tâm Chúa.
c- Thánh Tâm Chúa Thánh hóa bản thân và do đó việc đền tạ thay cho các linh hồn sẽ có hiệu năng hơn nhờ vào các việc làm, các hy sinh của Đoàn viên đã được kết hợp với Thánh Tâm Chúa.

   Mười Hai Lời Hứa của Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đoàn viên được hưởng 12 lời hứa sau đây của Thánh Tâm Chúa khi Người phán với Thánh nữ Margarita Maria:
1-   Ta sẽ ban mọi ơn cần thiết cho đời họ.
2-   Ta sẽ ban sự bình an cho gia đình họ.
3-   Ta sẽ yên ủi họ trong lúc đau khổ.
4-  Ta sẽ nên nơi trú ẩn chắc chắn cho họ suốt đời, nhất là trong giờ lâm chung.
5-   Ta sẽ ban mọi phúc lành cho công việc họ làm.
6-  Những kẻ tội lỗi sẽ gặp ở Trái Tim Ta một nguồn tình yêu vô hạn.
7-   Những tâm hồn sốt sắng chóng nên trọn lành.
8- Ta sẽ chúc lành cho gia đình nào tôn thờ Thánh Tâm Ta.
9- Những tâm hồn nguội lạnh sẽ chóng trở nên sốt sắng.
10- Ta sẽ ban cho Linh Mục được những ơn riêng để cảm hóa lòng người cứng cỏi.
11- Ta sẽ ghi vào Thánh Tâm Ta muôn đời những ai cổ động cho việc tôn thờ Thánh Tâm Ta.
12- Vì lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta, Ta hứa sẽ ban cho những ai rước lễ liên tiếp chín ngày thứ sáu đầu tháng ơn thống hối trong giờ lâm chung, và không phải chết khi linh hồn đang mất ơn nghĩa Thánh vì chưa chịu các phép bí tích cần thiết.
***
2-  Các Quyền Lợi Tinh Thần và Vật Chất của Đoàn viên
1- Khi tham gia sinh hoạt, Đoàn viên sẽ nhận được sự nâng đỡ của Chúa qua lời cầu nguyện của Cộng Đoàn, được mời gọi cùng nhau thực hiện những việc đạo đức, để cho đời sống tâm linh ngày càng được thăng tiến.
2- Khi Đoàn viên qua đời Đoàn sẽ xin một Thánh lễ, tham dự phúng viếng cầu nguyện tại gia, Thánh lễ an táng, tiễn đưa linh cữu, các Đoàn viên sẽ cầu nguyện cho Đoàn viên quá cố. Việc phúng điếu sẽ tuỳ theo khả năng, điều kiện của Xứ Đoàn.
3- Hằng năm hay hàng tháng tuỳ mỗi nơi, Đoàn sẽ xin một lễ chung cầu cho các linh hồn Ân Nhân, Đoàn viên đã qua đời.
4- Khi gia đình Đoàn viên hữu sự chẳng hạn tứ thân phụ mẫu, người bạn hôn phối, các con còn sống chung trong gia đình đau yếu hoặc qua đời, Toán trưởng thông báo đến Đoàn, Đoàn sẽ tổ chức thăm viếng, chia sẻ an ủi và tham gia giờ cầu nguyện.
***
3- Những Nguyên Do Không Nhận Vào Hay Cho Ra Khỏi Đoàn
Không nên cho gia nhập hay lưu lại trong Đoàn người có những hành vi sau đây:
1- Tham gia vào các bè nhóm, giáo phái không tùng phục Giáo Hội Công Giáo, hoặc đang lỗi giáo luật công khai... (vi phạm luật Hôn nhân gia đình, tệ nạn  v.v ...).
2- Có nhân cách không tốt, gây mất đoàn kết nội bộ, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Đoàn.
3- Trên sáu tháng không tham gia các sinh hoạt của Đoàn, dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Ban Chấp Hành sẽ biểu quyết và định ra hình thức xử lý: khuyên bảo, hay loại khỏi Đoàn với sự chấp thuận của Cha Linh Hướng.

--- ®®® ---


MẪU ĐƠN

      GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM VIỆT NAM
      GIÁO PHẬN…………………………......................
      GIÁO HẠT.................................................................
      XỨ ĐOÀN...................................................................

ĐƠN XIN GIA NHẬP
GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM VIỆT NAM

  Kính gởi: - Ban Chấp Hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm
                     Xứ  Đoàn...........................................................

   Tôi tên Thánh, tên Họ:........................................................
   Sinh ngày:........tháng.......năm.................
   Địa chỉ hiện nay:..................................................................
               .............................................................................................
   Thuộc Toán  (Giáo Họ): ...............................................
    Điện thoại:........................................
Sau khi tìm hiểu về điều lệ sinh hoạt của đoàn thể GĐPTTT. Nay tôi xin gia nhập; để sinh hoạt và sống nhiệm vụ Tông đồ giáo dân theo điều lệ của Xứ Đoàn.
       Tôi xin chân thành cảm ơn.
                                 .......................... ngày…...tháng.. ...năm……...
                                                                       Ký tên




** Sở thích và việc Tông đồ thiện nguyện.
*      Yêu thích hoạt động Bác ái xã hội.
*      Tham gia phuc vụ, điều hành -tồ chức.
*      Cổ vũ lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.
*      Học hỏi Kinh Thánh và giáo huấn Giáo Hội.
*      Tham gia phục vụ Thánh ca.
*      Sẵn sàng phục vụ vì Thánh tâm Chúa Giêsu.
  (Xin gạch X  vào phần ưa thích.)

D- TOÁN GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM
  1-   Tổ chức Toán GĐPTTT
a- Toán là tập thể nhỏ nhất của Đoàn GĐPTTT. Mỗi Toán thường gồm trung bình 12 Đoàn viên cùng sống trong một khu vực gần nhau cho tiện việc sinh hoạt.
b- Toán có một Toán Trưởng và một Toán Phó gọi là Ban Điều Hành Toán, được các Đoàn viên trong Toán đề cử ra để điều hành công việc của Toán.

2-   Sinh Hoạt Của Toán GĐPTTT
 a- Cổ động và thực hiện việc đạo đức tôn thờ Thánh Tâm Chúa bằng: Các giờ Đền Tạ luân phiên trong gia đình, tham dự Chầu Thánh Thể, Thánh lễ thứ sáu đầu tháng, việc Tôn vương gia đình, suy ngắm Chặng Đàng Thánh Giá...
b- Toán sinh hoạt ít nhất mỗi tuần một lần (ngày thứ sáu).
c- Ấn định và thực hành các công tác cụ thể của Toán.
d- Học hỏi đề tài trong tháng.
e- Tham dự các sinh hoạt của Đoàn.
3- Phẩm chất Toán trưởng cần phải có:Là người Công Giáo trưởng thành, có đời sống đạo đức gương mẫu, có niềm tin tưởng và quy phục Giáo hội Công Giáo.
  • Là người có nhiệt tâm làm việc tông đồ với một tinh thần hăng say và sáng suốt, có tinh thần học hỏi cầu tiến.
  • Là người biết trau dồi những kỹ năng: lãnh đạo, cư xử nhã nhặn, bặt thiệp đầy tình bác ái, biết lôi cuốn, tôn trọng ý kiến người khác, nhưng cũng biết sáng suốt nhận định những điều chân chính và biết đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân.

4- Bổn phận Toán trưởng, Toán phó:
ü  Toán trưởng có trách nhiệm liên kết các Toán viên lưu tâm giúp đỡ họ trên cả hai phương diện tinh thần và thể chất.
ü  Thông báo, mời gọi Toán viên tham dự các buổi họp, và kiểm diện họ trong các sinh hoạt.
ü  Thiết lập và cập nhật hóa danh sách Đoàn viên trong Toán với đầy đủ chi tiết về tên Thánh, tên gọi, ngày gia nhập, ngày tuyên hứa, ngày tôn vương, ngày qua đời, địa chỉ, số điện thoại và thông báo cho Đoàn mọi thay đổi.
ü  Thúc đẩy anh em trong Toán thi hành các công tác đạo đức, bác ái xã hội  do Đoàn đề ra.
ü  Khi có Đoàn viên đau ốm, Toán trưởng phải tổ chức thăm viếng, an ủi và giúp đỡ. Khi có Đoàn viên qua đời, phải thông báo cho Đoàn để Đoàn thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Đoàn.
ü  Trung thành với các buổi họp BCH, nếu vắng mặt, phải cử Toán phó đi thay.
ü  Tham dự các khóa huấn luyện đào tạo để thấu triệt tôn chỉ, mục đích, đường lối hoạt động của Đoàn và phương pháp lãnh đạo.
ü  Toán Phó phụ tá Toán trưởng trong việc điều hành Toán và thay thế khi Toán trưởng vắng mặt.

    5-   Liên Toán GĐPTTT
     Trong khu vực Họ Đạo có nhiều Toán thì thành lập Liên Toán GĐPTTT  (từ 3 đến 5 Toán).
Các Đoàn viên bầu ra BAN CHẤP HÀNH LIÊN TOÁN,  sau đó BCH Liên Toán sẽ phân nhiệm cụ thể, với sự chấp thuận của Cha Linh Hướng 
BCH Liên Toán gồm có:
ü  Liên Toán Trưởng, Phó: Điều hành, tổ chức các sinh hoạt Liên Toán, phối hợp nhịp nhàng giữa BCH Đoàn và các Toán để đạt được những mục tiêu BCH đã đề ra.
ü  Thư ký: Quản lý sổ sách, vật dụng của Liên Toán, lập báo cáo, biên bản họp định kỳ cho Liên Toán, truyền đạt các thông tin trong Liên Toán.
ü  Thủ quỹ: Quản lý tài chánh  (nếu có).
ü  Uỷ viên Tuyên Huấn: kết hợp chặt chẽ với Uỷ Viên Tuyên Huấn của Đoàn, phổ biến các chương trình học tập, đề xuất và thực hiện các chương trình huấn đức cho Đoàn viên trong Liên Toán học hỏi lời Chúa thường xuyên, để nâng cao đời sống đạo đức và hiểu rõ về mục đích phương hướng hoạt động của Đoàn.

6- SỔ DANH SÁCH ĐOÀN VIÊN
Danh sách Đoàn viên được ghi theo các cột với các mục sau đây:

STT
Tên Thánh Tên Gọi
Năm Sinh
Số Điện Thọai
Địa chỉ
Chức vụ
Ngày    Gia     Nhập
Ngày Tuyên Hứa
Ngày     Tôn Vương
Ghi Chú











--- ®®® ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét