Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

THẮP THÊM NGỌN LỬA YÊU MẾN THÁNH TÂM


      Sáng ngày 29-4-2011,  BCH GĐPT.TTCG TGP Saigon tổ chức cuộc họp thường kỳ tháng 4/2011; để báo cáo tình hình sinh hoạt và phương hướng hoạt động của đoàn thể với quý cha Tổng linh hướng (TLH), Phó TLH. (hai cha Linh Hướng mới được ĐHY GioanBaotixita Phạm Minh Mẫn TGM TGP Sài Gòn bổ nhiệm ngày 19-3-2011 vừa qua, đây  cũng là lần họp đầu tiên có hai cha Tổng Linh Hướng đồng hành sinh hoạt cùng đoàn thể GĐPT.TTCG TGP SaiGon).
Theo chương trình thư mời, trước 15phút mọi người đã đó mặt tại Hội trường Nhà sinh hoạt Giáo xứ Tân Hưng Hạt Hốc Môn, cũng là Giáo Hạt và giáo xứ nơi cha TLH mới đang quản nhiệm. Các thành viên BCH GĐPT.TTCG GP Saigon theo định kỳ cứ mỗi tháng lại gặp gỡ nhau chia sẻ trong tâm tình thân thiện, trao cho nhau những nụ cười thân ái và xiết chặt bàn tay hợp nhất thân thương trong tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đúng 9h00 cuộc họp được khai mạc, thành phần tham dự có cha TLH Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng, cha Phó TLH Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, cha Đa Minh Trần Đức Công đặc trách phát triển, cha Đa Minh Đinh Văn Vãng Tổng giám đốc Hiệp Hội Thánh Mẫu TGP SaiGon, linh hướng GĐPT.TTCG Hạt Chí Hòa, cha Giuse Nguyễn Quốc Thắng linh hướng GĐPT.TTCG Hạt Bình An, cha Micae Phạm Trường Chinh linh hướng GĐPT.TTCG Hạt Thủ Đức, đặc biệt còn có cha TôMa Nguyễn văn Phong linh hướng GĐPT.TTCG Hạt Cái Bè GP Mỹ Tho, cùng đông đảo các thành viên và ủy viên BCH GĐPT.TTCG GP SaiGon. Ngoài ra còn có một số các vị ân nhân cùng tham dự.
Sau khi giới thiệu hai cha TLH mới và quý cha linh hướng. Ông Giuse Huỳnh Bá Song Trưởng BTV GĐPT.TTCG GP công bố sắc lệnh của ĐHY Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn về “Chỉ dẫn tổ chức và sinh hoạt GĐPT.TTCG”. Kết tiếp Ông Anphongso Trần Công Bình Phó ngoại vụ BCH báo cáo tình hình hoạt động của Đoàn Thể trong Giáo Phận SaiGon sau hơn mười năm hợp nhất và phát triển, hiện nay có 116 xứ đoàn trong tổng số 200 Giáo xứ trong Giáo phận, với tổng số 11.374 đoàn viên. 
Các Ủy Viên chuyên môn cũng lần lượt báo cáo tình hình về công tác Tông đồ cầu nguyện, tông đồ Bác ái xã hôi, truyền thông – truyền giáo – công tác phát triển trong và ngoài Tổng Giáo Phận, cũng như phương hướng hoạt động sắp tới của đoàn thể. Nhân dịp này Ông Trưởng BCH GP công bố quyết định của cha Tổng Linh Hướng thành lập quỹ “ Hỗ trợ phát triển Ơn gọi và truyền giáo” cho Đoàn thể GĐPT.TTCG, do Ông Giuse Phạm Hồng Sơn phụ trách mời gọi quý ân nhân hỗ trợ.
Qua các báo cáo tình hình sinh hoạt của đoàn thể cũng như niềm thao thức, nguyện vọng trong vai trò tông đồ giáo dân của mọi thành viên BCH GĐPT.TTCG TGP đi mở Nước Trái Tim Chúa. Quý cha linh hướng đã bày tỏ tâm tình quý mến của các ngài đối với đoàn thể GĐPTTT, và hứa sẽ luôn đồng hành với GĐPT.TTCG TGP, Cha TLH mong đợi mọi người, cả tu sĩ và giáo dân luôn cùng nhau chung tay cộng tác xây dựng "Văn hóa sự sống và văn minh tình thương" để Nước Trái Tim Chúa đến với mọi tâm hồn và "Vua Tình Yêu" ngự trị đến mọi gia đình nhân loại nơi trần thế.
MVTT GĐPT.TTCG TGP Saigon





Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

GĐPTTT Trang học tập tháng 5/2011



    GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

VỀ HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
               --------ooo--------
SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
 (APOSTOLICAM  ACTUOSITATEM)
                 (tiếp theo)
                      Chương II : Mục Tiêu Phải Ðạt Tới 5*
 5. Nhập đề.
Công trình cứu chuộc của Chúa Kitô cốt yếu nhằm việc cứu rỗi nhân loại, nhưng cũng bao hàm việc canh tân tất cả trật tự trần thế. Do đó sứ mệnh của Giáo Hội không những là đem Phúc Âm của Chúa Kitô và ân sủng của Người cho nhân loại, mà còn đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế. Bởi vậy, trong khi thi hành sứ mệnh này của Giáo Hội, người giáo dân làm việc tông đồ trong Giáo Hội cũng như giữa đời, trong phạm vi thiêng liêng cũng như trong phạm vi trần thế. Hai phạm vi tuy khác biệt, nhưng trong ý định duy nhất của Thiên Chúa, chúng được liên kết với nhau đến nỗi chính Thiên Chúa muốn thâu tóm vũ trụ lại trong Chúa Kitô thành một tạo vật mới, khởi sự ở trần gian và hoàn tất trong ngày sau hết. Trong cả hai phạm vi, người giáo dân, vừa là tín hữu vừa là công dân, phải được hướng dẫn liên tục bằng một lương tâm Kitô giáo duy nhất.
6. Việc Tông đồ nhằm rao giảng Phúc Âm và thánh hóa.
Sứ mệnh của Giáo Hội nhằm cứu độ con người, sự cứu độ thành đạt được nhờ đức tin vào Chúa Kitô và nhờ ân sủng Người. Vậy việc tông đồ của Giáo Hội và của tất cả các chi thể trong Giáo Hội trước hết nhằm loan báo sứ điệp của Chúa Kitô bằng lời nói, việc làm và nhằm chuyển thông ân sủng của Người cho trần gian. Công việc này được thực hiện chính là do tác vụ giảng lời Chúa và ban các bí tích, đặc biệt được trao phó cho hàng giáo sĩ, trong tác vụ đó, cả giáo dân cũng phải hoàn tất phần quan trọng của mình để trở nên "những kẻ hợp tác với chân lý" (3 Gio 8). Nhất là trong lãnh vực này, việc tông đồ giáo dân và tác vụ chủ chăn bổ túc cho nhau.
Người giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông đồ: rao giảng Phúc Âm và thánh hóa. Chính chứng tá của đời sống Kitô và những việc lành được làm với tinh thần siêu nhiên có sức lôi kéo người ta đến đức tin và đến với Thiên Chúa, vì Chúa phán: "Sự sáng các con phải soi trước mắt người ta, như vậy để họ xem thấy việc lành các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời" (Mt 5,16).
Tuy nhiên việc tông đồ này không chỉ ở tại việc làm chứng bằng đời sống. Người tông đồ đích thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Kitô bằng lời nói hoặc cho người chưa tin để đưa họ đến đức tin, hoặc cho tín hữu để giáo huấn họ, củng cố và thúc đẩy họ sống sốt sắng hơn "vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta" (2 Cor 5,14) và trong lòng mọi người phải âm vang lời Thánh Tông Ðồ: "Thật khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm" (1Cor 9,16) 1.
Ở thời đại chúng ta phát sinh nhiều vấn đề mới và nhiều sai lầm trầm trọng đang hoành hành nhằm khuynh đảo tận gốc tôn giáo, trật tự luân lý và chính xã hội nhân loại, nên Thánh Công Ðồng này hết lòng khuyên nhủ giáo dân mỗi người tùy tài năng và vốn liếng giáo lý, phải theo tinh thần của Giáo Hội mà ân cần chu toàn phận vụ của mình trong việc làm sáng tỏ, bảo vệ các nguyên tắc Kitô giáo và áp dụng đúng đắn những nguyên tắc đó vào những vấn đề của thời đại này.

Phát Huy Sự Tham Gia Của Giáo Dân
Vào Hoạt Động Tông Đồ Trong Giáo Xứ
Trong Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định về sự hiệp thông và tham gia của giáo dân vào sinh hoạt của giáo xứ như sau:
“Mọi giáo dân được mời gọi lưu ý hơn đến một đoạn văn rất sâu sắc, đầy ý nghĩa và hứng khởi của Công Đồng: “Trong những cộng đoàn giáo hội, hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi nếu không có nó, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không thể đạt được kết quả đầy đủ” (TĐ 10). Đó là một khẳng định hết sức quan trọng cần được giải thích dưới ánh sáng của khoa Giáo Hội học hiệp thông. Các thừa tác vụ và đoàn sủng, vì khác biệt và bổ túc cho nhau, đều cần thiết cho sự tăng trưởng của Giáo Hội, mỗi thứ theo thể thức của mình.
... Giáo dân ngày càng phải xác tín mạnh mẽ hơn về ý nghĩa đặc biệt của việc dấn thân hoạt động tông đồ trong giáo xứ của mình. Một lần nữa, Công Đồng nhấn mạnh đến việc này: “Giáo xứ là gương điển hình cho hoạt động tông đồ trên bình diện cộng đoàn vì nó quy tụ mọi hạng người khác nhau vào trong lãnh giới của nó và lôi kéo họ vào trong Giáo Hội phổ quát. Giáo dân nên có thói quen làm việc trong giáo xứ đang khi kết hợp chặt chẽ với các linh mục của mình bằng cách đem đến với cộng đoàn giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của thế giới, hoặc những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ con người; để cùng nhau bàn luận và trao đổi, nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải cộng tác ngần nào có thể vào các việc tông đồ và truyền giáo được bảo trợ bởi gia đình Giáo Hội địa phương của họ.”
... Trên hết mọi sự, mỗi người giáo dân nên ý thức đầy đủ mình là chi thể của Giáo Hội được trao phó một nhiệm vụ duy nhất, vốn không thể ủy thác cho người khác và phải được hoàn thành vì lợi ích của mọi người. Trong viễn tượng đó, Công Đồng có lý khi nhấn mạnh đến sự tuyệt đối cần thiết phải làm việc tông đồ của mỗi người: “Việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện vốn bắt nguồn từ đời sống Kitô giáo đích thực (x. Ga 4,14), là nguồn gốc và điều kiện của toàn bộ hoạt động tông đồ giáo dân, ngay trong biểu hiện tập thể của nó, và không gì có thể thay thế được. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi giáo dân (gồm cả những người không có cơ hội hay khả năng tham gia các hiệp hội) đều được kêu gọi và đều có nhiệm vụ phải thực hành việc tông đồ cá nhân” (KTHGD 27-28). (110 – TÀI LIỆU HỌC HỎI TRONG NĂM THÁNH)
***

NGƯỜI TÔNG ĐỒ CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Trong vai trò chức năng - nhiệm vụ  của thành viên BCH cấp Xứ đoàn.
Tôn chỉ của Đoàn là  Hợp nhất với Chúa Giêsu yêu thương cứu độ nhân loại.  Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPT. TTCG) là một tổ chức tông đồ giáo dân, chuyên việc cầu nguyện và hoạt động Tông Đồ trong sự hợp nhất với Chúa yêu thương cứu độ nhân loại.  Gia Đình lấy việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa và đời sống hiệp thông thường xuyên với Chúa làm nền tảng cho mọi hoạt động tông đồ của mình.  Đồng thời lấy việc bước theo Chúa yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống dồi dào cùng sự phát triển toàn diện và vững bền của gia đình nhân loại, làm đường lối hoạt động tông đồ của mình.
Mục đích là Loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.  GĐPT.TTCG  hướng đời sống cầu nguyện và mọi hoạt động tông đồ  vào mục đích loan truyền Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa, cùng kiên trì nỗ lực chung sức với mọi người vun đắp lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình nhân loại, bắt đầu từ gia đình mình.
Để đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội là xây dựng một Giáo Hội tham gia, với Tôn Chỉ và Mục Đích của mình, Đoàn viên Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu hướng tới việc thánh hóa bản thân, xây dựng nền tảng gia đình làm vương quốc cho Trái Tim tình yêu Chúa ngự trị, vun đắp lối sống văn hóa sự sống và văn minh tình thương cho môi trường sống. Được như thế GĐPT.TTCG mong ước xây dựng đội ngũ hoạt động tông đồ của Thánh Tâm Chúa có lòng nhiệt thành, Đức Mến – Đức Ái và phẩm chất cũng như các kỹ năng cần thiết trong vai trò chức năng nhiệm vụ của thành viên ban điều hành cộng đoàn.
a)     Người Toán Trưởng (Toán phó – Liên Toán Trưởng-phó)
Phẩm chất Toán trưởng cần phải có: Là người Công Giáo trưởng thành, có đời sống đạo đức gương mẫu, có niềm tin tưởng và quy phục Giáo hội Công Giáo, là người có nhiệt tâm làm việc tông đồ với một tinh thần hăng say và sáng suốt, có tinh thần học hỏi cầu tiến, là người biết trau dồi những kỹ năng: lãnh đạo, cư xử nhã nhặn, bặt thiệp đầy tình bác ái, biết lôi cuốn, tôn trọng ý kiến người khác, nhưng cũng biết sáng suốt nhận định những điều chân chính và biết đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân.
Có trách nhiệm liên kết các Toán viên lưu tâm giúp đỡ họ trên cả hai phương diện tinh thần và thể chất, luôn biết cổ động và thực hiện việc đạo đức tôn thờ Thánh Tâm Chúa bằng Các giờ Đền Tạ luân phiên trong gia đình đoàn viên, tham dự Chầu Thánh Thể, Thánh lễ thứ sáu đầu tháng, việc Tôn vương gia đình, suy ngắm Chặng Đàng Thánh Giá...
Toán là những tập thể nồng cốt của xứ đoàn, sinh hoạt ít nhất mỗi tuần một lần (ngày thứ sáu). Ấn định và thực hành các công tác cụ thể của Toán, học hỏi đề tài trong tháng, tham dự các sinh hoạt của Đoàn. Tích cực tham dự các khóa huấn luyện đào tạo để thấu triệt tôn chỉ, mục đích, đường lối hoạt động của Đoàn và phương pháp lãnh đạo.
b)        Đoàn trưởng: Là người được tuyển chọn trong các thành viên đã đắc cử Ban Chấp Hành qua một cuộc bầu cử, căn cứ vào khả năng lãnh đạo, tư cách đạo đức, lòng nhiệt thành và uy tín cá nhân. Ý thức việc quảng bá và cổ võ việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa qua các công tác Tông đồ đạo đức  (Tổ chức các giờ Chầu Thánh Thể trong tháng, Thánh Lễ thứ sáu đầu tháng, suy ngắm chặng Đàng Thánh Giá hằng tuần, Đền Tạ, Tôn Vương) và các công tác Tông đồ văn hóa xã hội khác .....v.v. Điều khiển các buổi họp của Ban Chấp Hành và của Đoàn theo đúng chương trình và thời gian đã ấn định. Đại diện cho Đoàn trong việc quan hệ với BCH các cấp; đồng thời chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề ra kế hoạch tổng quát của Đoàn.
c)     Đoàn Phó: Cộng tác với Đoàn Trưởng trong việc điều hành sinh hoạt của Đoàn. Đoàn phó nội vụ có nhiệm vụ thay thế Đoàn Trưởng vắng mặt, phối hợp với Uỷ viên lập các chương trình giờ kinh Đền tạ, Tôn Vương, Lễ, rước kiệu , phụ trách khánh tiết và trật tự các cuộc họp... vv...
d)     Đoàn phó ngoại vụ: Liên lạc với các đoàn thể bạn trong giáo xứ, BCH GĐPTTT các Xứ Đoàn bạn, hỗ trợ tổ chức các cuộc hành hương, tĩnh tâm cho Đoàn. Ngoài ra Đoàn phó ngoại vụ kết hợp hỗ trợ với Uỷ viên chuyên môn Bác ái xã hội đi thăm viếng Đoàn viên, Ân Nhân đau yếu, phúng viếng cầu ngyện, tiễn đưa khi hữu sự...vv. Cũng có thể đảm nhiệm vài chức vụ khác tùy theo nhu cầu của Đoàn.
e)     Thư ký : Thiết lập, lưu giữ và cập nhật danh sách các Đoàn viên và BCH với đầy đủ chi tiết theo sổ Đoàn viên. Lập thông báo cho các cấp liên hệ khi Đoàn viên hay gia đình Đoàn viên có hiếu hỉ. Lập chương trình và biên bản các phiên họp, lập báo cáo định kỳ gởi lên cấp trên sau khi Đoàn trưởng duyệt ký, lưu giữ tất cả văn thư  đi và đến. Phối hợp với Uỷ viên Tuyên Huấn soạn thảo chương trình huấn luyện học tập cho Đoàn, Có thể có một phó thư ký làm phụ tá cho những Xứ Đoàn lớn có nhiều công việc.
f)      Thủ Quỹ : Lưu giữ và cập nhật các sổ sách Chi-Thu với các chứng từ liên quan. Báo cáo đầy đủ các khoản chi thu trong phiên họp hàng tháng của BCH, nhắc nhở việc đóng góp đoàn phí của Đoàn viên. (Bằng các phương thức: quyên túi kín, góp hàng tháng, hàng năm...). Vận động gây quỹ hỗ trợ cho việc phát triển Đoàn và hỗ trợ cho công tác truyền giáo. Thủ quỹ có thể linh hoạt thực hiện các kế hoạch để phát triển quỹ bằng nhiều hình thức phục vụ, nhưng phải được sự đồng ý của Cha Linh Hướng, lập sổ Ân Nhân các cấp để theo dõi chăm sóc.
g)     Ban Tuyên Huấn, Truyền Bá Phúc Âm: Nghiên cứu hướng dẫn điều lệ, Thủ Bản của Đoàn, hướng dẫn học hỏi và chia sẻ, thực hành Lời Chúa. Nghiên cứu tài liệu và lên kế hoạch học tập cho Đoàn, đảm trách phát triển Đoàn viên, đặc biệt về giới trẻ.
  Để thực hiện được các nhiệm vụ trên Ban Tuyên Huấn cần thường xuyên nghiên cứu học hỏi Thủ Bản GĐPTTT VN, tài liệu cơ bản cũng như chuyên sâu về điều lệ, tu đức, nhất là trong các Tông Huấn, Thư chung, Sắc lệnh (chuyên đề về tông đồ giáo dân), Thông Điệp về Lòng TÔN SÙNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU.
h)- Ban Bác ái - Xã hội: Nắm bắt hoàn cảnh các Đoàn viên: khó khăn, đau yếu, già cả, neo đơn... để có kế hoạch giúp đỡ hiệu quả, thực hiện việc Tông đồ bác ái: tổ chức thăm viếng các nhà hưu dưỡng, cô nhi viện, bệnh viện, trại phong...hỗ trợ bác ái truyền giáo vùng sâu, vùng xa. Tổ chức phúng viếng, cầu nguyện, xin lễ và tham gia tiễn đưa khi Đoàn viên, Ân Nhân qua đời.
i)- Ban Truyền Thông : Thường xuyên cập nhật, thông báo tin tức về các sinh hoạt của Đoàn để mọi người cùng theo dõi và hiệp thông.  Liên lạc với BCH Hạt và các Xứ Đoàn bạn, thư mời họp và phân phối các tài liệu, Nôi San cho Đoàn viên. 
k)- Ban Phụng Vụ: Phụ trách các giờ kinh Lễ, Tôn Vương, Đền Tạ, hướng dẫn thực hiện các nghi thức. Lập kế hoạch chương trình phục vụ các ngày lễ lớn, tổ chức các giờ cầu nguyện tại gia đình Đoàn viên và Ân Nhân. 
Các thành viên BCH Xứ Đoàn căn bản là những Đoàn viên được hưởng các ơn ích thiêng liêng của Thánh Tâm Chúa dành cho Đoàn viên GĐPTTTVN qua 12 lời hứa của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
BTH biên tập
 (Thư từ góp ý cho BTH, liên hệ Email- domchienhien@gmai.com)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

GÐPTTT X/Ð Tân Phú Tôn VUA GIA ĐÌNH


Ý NGHĨA:

Tôn Vương Chúa là chính thức công nhận trước mặt xã hội quyền chủ tể của Trái Tim Chúa Giêsu trong gia đình công giáo, Chúa phán: Ta sẽ ban xuống muôn vàn ơn phúc cho những gia đình trưng bày và kính thờ Thánh Tâm Ta”.
Vậy, Tôn kính Trái Tim chỉ là thực hiện tất cả những điều Thánh Tâm Chúa xin và hứa cùng Thánh Nữ Margarita Maria.
Mục đích tối cao của việc này là làm cho gia đình nên thánh thiện. Để cải tạo và cứu vãn thế gian một lần nữa, Chúa Giêsu phải tái sinh và chung sống với chúng ta luôn mãi. Muốn cho nước Chúa trị đến khắp nơi, thì cần phải cải tạo tận gốc, là gia đình. Xưa kia lúc chiều tà, sau những ngày bận rộn truyền đạo, Chúa Giêsu xin vào trú ngụ trong một gia đình làng Bêtania, thì nay Chúa cũng đến xin một chỗ trong gia đình chúng ta. Chỗ ấy phải là chỗ danh dự vì Người là Vua muốn cai trị gia đình, muốn cai trị bằng Trái Tim, bằng Tình yêu. Như vậy Tôn kính Trái Tim là được Thiên Chúa, đươc Chúa Giêsu đến chung sống, là một sự dâng mình cho Chúa, còn là một lễ nghi công khai nhìn nhận vương quyền tuyệt đối của Chúa, là một cuộc tiếp rước Chúa cách long trọng vào ngự giữa gia đình mình, để phó thác cho Chúa và cam đoan trung thành phụng sự Chúa đến cùng. Đây cũng là ngày ca khen Vua Tình Yêu và đền  tạ Người.
***



 NGHI THỨC TÔN VƯƠNG

1. Là một lễ nghi công khai nhìn nhận quyền đế vương tuyệt đối của Chúa Giêsu trên các gia đình.
2. Là một cuộc tiếp rước Người vào ngự cách long trọng giữa gia đình.
3. Là một ngày cam đoan trung thành phụng sự đến cùng.
4. Là một ngày phó thác gia đình trong Trái Tim Chúa nhân lành và thương xót vô biên.
5. Từ đây mọi vui buồn, mọi khó nhọc âu lo sớm mai cũng như ban chiều, hãy dâng lên cho Trái Tim Chúa, để xin Người lo liệu và chúc lành cho.
6. Từ đây mỗi người trong nhà phải sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn, ăn ở xứng đáng, đạo đức hơn…, giữ bác ái và nết na công giáo hoàn toàn, để nên đèn sáng trước mặt mọi người…
          Hạnh phúc cho những gia đình đã thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu là Vua yêu mến.


























GĐPTTT chúng ta hôm nay hiện diện nơi đây cùng với gia đình Anh, chị  . . . long trọng đón rước Thánh Tâm Chúa Giêsu vào nhà tôn Chúa làm Vua; làm chủ,  ngự trị trong gia đình. Từ nay mọi niềm vui, nỗi âu lo, cũng như mọi vất vả cuộc sống phó thác cho Thánh Tâm Chúa gìn giữ quan phòng.































Posted by Picasa

BCH GĐPTTT X/Đ Tân Phú Họp thường kỳ

 Ngày 5-4-2011
BCH GĐPTTT X/Đ Tân Phú Họp thường kỳ tháng 4/2011
 Báo cáo nhiệm kỳ BCH 2008-2011 đã mãn hạn, Triển khai bầu BCH nhiệm kỳ 2011-2014