NGÀY MƯỜI SÁU
Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu
Việc thứ 9: Tôn thờ ảnh tượng Trái Tim Chúa Giêsu Thánh nữ Magarita kể lại như sau:”Một lần Chúa Giêsu hiện ra uy nghi sáng láng, mở Trái Tim Chúa cho tôi xem, tôi thấy 5 dấu thánh nơi mình Người sáng ra. Trái Tim Chúa có thánh giá ở trên, trong có lửa bốc ra, một vòng gai cuốn chung quanh đâm vào trái Tim, vết thương ngọn giáo đâm vào mở to ra. Lần nào Chúa cũng mở Trái Tim, tôi cũng thấy như thế. Những ảnh tượng làm giống như trên đẹp lòng Chúa Giêsu lắm, vì nó giống hệt Trái Tim Chúa Giêsu”. Chúa muốn cho người ta trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa trong nhà thờ, tại nhà riêng, và những nơi xứng đáng khác… để kẻ có tội nhìn thấy và hối cải. Ai đeo ảnh Trái Tim Chúa Giêsu sẽ được Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác.
VẤN ÐỀ TRÁI TIM
Lm Phạm Quốc Hưng, CSsR.
Các nhà tu đức thường nói:
“Bản chất Kitô giáo là vấn đề của trái tim, của tấm lòng, của tâm hồn.”
Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger viết: “Tin là hành động của trái tim.”
Tác giả sách Tiếng Gọi Thánh Tâm viết về linh mục và cũng có thể áp dụng cho mỗi tín hữu và những người sùng kính Thánh Tâm như sau: “Ðời sống linh mục bao giờ cũng phải là một cuộc trao đổi tình ái từ Thánh Tâm xuống lòng mình và từ lòng mình lên tới Thánh Tâm”.
Thành ngữ “đạo tại tâm” một cách nào đó đã diễn tả chính xác thực chất của việc sống đạo, sống thánh, nếu chữ “tâm” được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn. Thực vậy, giá trị đích thực của một người tùy thuộc ở bản chất của tấm lòng, của tâm hồn, của trái tim người ấy. Người tốt là người có tấm lòng tốt, người xấu là người có lòng dạ xấu xa. Bởi đó, thi hào Nguyễn Du có thơ rằng: “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Kim Vân Kiều).
Hơn nữa, tâm hồn tốt đẹp dẫn đến một đời sống thiện hảo, một dáng vẻ đáng yêu. Tâm hồn độc dữ tạo nên một đời sống xấu xa và làm hỏng cả những tài năng sẵn có. Ðó là ý nghĩa câu thành ngữ: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt.”
Việc hối cải—điều kiện căn bản để đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô—cũng là vấn đề của trái tim. Ðó là quá trình biến đổi tâm hồn để tâm hồn của ta được trở nên giống tâm hồn của Chúa, đẹp lòng Chúa, và nên một với Người. Mọi việc bên ngoài chỉ có giá trị khi nó góp phần biến đổi tâm hồn hay được thúc đẩy bởi tình yêu ở tận đáy lòng.Tiên tri Joel viết:
Ðây là sấm ngôn của Ðức Chúa: “Nhưng ngay cả lúc này,
các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.”
Ðừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng Ðức Chúa là Thiên Chúa của anh em,
bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương,
Người hối tiếc vì đã giáng họa (2:12-13).
Nhưng tự sức riêng, con người ta không thể hiểu rõ tâm hồn của chính mình chứ chưa nói đến việc có sức để biến đổi tâm hồn của mình để trở nên tốt hơn. Ðiều khiến chúng ta vui mừng là chính Thiên Chúa, vì yêu thương con người, đã khởi xướng, hướng dẫn và thực hiện việc “thay tim” cho con người để họ có thể bước vào liên hệ yêu thương thiết thân với chính Người. Ðây là điều Thiên Chúa đã phán trong sách tiên tri Ezekiel:
”Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành” (36:26-27).
Ðó cũng là điều Thánh Vương Ðavít khi sám hối đã tha thiết nài xin cùng Chúa trong Thánh Vịnh 51:
”Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy” (Tv 51:12).
Như vậy, tất cả cố gắng sống niềm tin của ta sẽ không nhằm mục đích nào khác hơn là nhắm đến việc đón nhận và cộng tác với ơn thánh Chúa, để được Chúa biến đổi trái tim xấu xa tội lỗi của ta nên giống Trái Tim của chính Chúa Giêsu Cứu Thế, để trái tim ta kết hợp làm một với Thánh Tâm Người.
Ý nghĩa của từ ngữ “Trái Tim” hay “Tấm Lòng”
Từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” được hiểu theo những ý nghĩa sau:
- diễn tả hay biểu thị cảm xúc hay thái độ của một người (“con tim vui,” “Và Con Tim Sẽ Vui Trở Lại” , “trái tim rướm máu”)
- chỉ một bản vị, một con người với trọn cả xác hồn, toàn thể con người (“tìm một tâm hồn,” “yêu với trọn cả trái tim”)
- là trung tâm thuộc linh của linh hồn một người, cốt lõi của các hoạt động của ý chí (chọn lựa, quyết định), cảm xúc và trí tuệ
- ý nghĩa là “trung tâm con người” có căn bản vững chắc trong Thánh Kinh
- “trái tim” hay “tấm lòng” là từ ngữ hay được dùng nhất trong Cựu Ước khi diễn tả con người. Từ ngữ “leb” hay “lebab” dùng để chỉ “trái tim” hay “tấm lòng” xuất hiện 858 lần trong Cựu Ước, 113 lần trong các Thánh vịnh.
Hiểu “trái tim” chỉ theo nghĩa diễn cả những tình cảm giác quan mà thôi là một lối hiểu hẹp hòi nông cạn. Lối hiểu này dẫn đến quan niệm sai lầm đồng hóa tình yêu hay việc sống đạo với những xúc cảm nhất thời, hay đánh giá sự thánh thiện theo sự thay đổi của những cảm xúc nơi những kinh nghiệm thiêng liêng mà thôi. Quan niệm hẹp hòi này giam hãm đời sống đức tin ở mức độ thấp kém của những cảm xúc hời hợt, không giúp người ta trung kiên giữ vững đức tin khi gặp thử thách khó khăn.
“Trái Tim” trong Cựu Ước.
Trong Cựu Ước, ta thấy Thiên Chúa đã dùng từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” để áp dụng cho chính Người:
Trước đại hồng thủy “Ðức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu. Ðức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng” (Kn 6:5-6).
Khi Vua Saul bất tuân lệnh truyền của Giavê, Người quyết định phế bỏ ông và chọn Ðavít làm vua thay ông. Tiên tri Samuel đã được Thiên Chúa sai đến nói với Vua Saul: “Nhưng giờ đây vương quyền của ngài sẽ không đứng vững. Ðức Chúa đã tìm cho mình một kẻ như lòng Người mong muốn, và Ðức Chúa đã đặt kẻ ấy làm người lãnh đạo dân Người, bởi vì ngài đã không giữ điều Ðức Chúa truyền cho ngài” (1 Sam 13:14).
Trong sách tiên tri Jeremiah, Chúa phán: “Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gie 3:15).
Trái tim cũng là nơi xác định hạnh phúc đích thực của mỗi người và là chỗ gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh viết: “Biết bao kẻ nói rằng: ‘Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?’
Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.
Chúa ban xuống lòng con nhiều hoan lạc
Hơn khi thiên hạ được mùa lúa rượu đầy dư” (Tv 4:7-8).
”Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề” (Tv 34:19).
”Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng” (Tv 37:4).
”Xin hướng lòng con nghiêng về thánh ý,
không ngả theo lợi lộc tiền tài” (Tv 119:36)
Trái tim còn là chỗ gặp gỡ kết giao giữa con người với nhau. “Tâm đầu ý hợp” là thế! Sách Các Vua II kể lại việc gặp gỡ kết giao giữa Yêhu và Yônađab như sau:
Bỏ đó trẩy đi, ông gặp Yônađab con của Rêkab ra đón ông. Ông chào và nói: “Lòng ông có trung trực với lòng tôi, như lòng tôi với lòng ông không?” Và Yônađab nói: “Dĩ nhiên!” Yêhu nói: “Dĩ nhiên thì hãy bắt tay” Và Yônađab đã bắt tay. Còn Yêhu đã đón ông lên xe với mình. Yêhu nói: “Hãy đi với tôi mà chứng kiến lòng nhiệt thành của tôi với Yavê” Và Yêhu đã đem ông ấy đi với mình trên xe (10:15-16).
”Trái Tim” trong Tân Ước.
Các từ ngữ Hy Lạp “kardia,” “koilia” và “splancha” dùng cho “trái tim” hay “tấm lòng” cũng thường xuất hiện trong Tân Ước.
Phúc Âm Luca cho thấy Chúa Giêsu là Ðấng thấu suốt tâm hồn mỗi người: “Nhưng Ðức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: ‘Các ông suy nghĩ gì trong bụng vậy?’” (Lc 5:22)
Ðồng thời, Chúa Giêsu đã chỉ cho ta thấy tâm hồn chính là trung tâm phát xuất mọi điều hay dở nơi mỗi người. Giá trị và hạnh phúc của con người đều căn cứ ở tình trạng tâm hồn của người ấy:
”Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8).
”Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình” (Mt 12:35).
”Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh bị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế” (Mc 7:21-23).
Hơn nữa, việc yêu mến Thiên Chúa là điểm cốt yếu nhất của niềm tin phải được phát xuất từ tâm hồn: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12:30).
Một khi thiếu yếu tố chân thực từ đáy lòng, mọi hình thức hay nghi lễ thờ phượng đều không đáng Chúa chấp nhận. Vậy nên Chúa Giêsu đã trách những người biệt phái giả hình như sau: “Bọn giả hình! Chí lý thay điều Ysaya đã tuyên sấm trên các ngươi, rằng: Dân này tôn kính Ta ngoài môi, còn lòng chúng thì xa Ta một vời” (Mt 15:7-8).
Chúa Giêsu còn dạy rằng trái tim con người còn là nơi chứa đựng những gì quý báu nhất của họ: “Vì kho tàng các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó” (Lc 12:34).
Như Thánh Công Ðồng Vaticanô II nhận xét: Chúa Giêsu “đã yêu mến bằng quả tim con người” (Gaudium et Spes 22), Người đã diễn tả những xúc động mến yêu sâu xa của Trái Tim nhân loại của Người trước những cảnh bơ vơ, bệnh tật, đói khát và chết chóc của con người (Mt 9:36; Mt 14:14, Mt 16:32; Lc 7:13-14; Ga 11:33-35
Từ ngữ “chạnh lòng thương” được Phúc Âm dùng để diễn tả lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Giêsu.
Ðể giúp con người biết yêu như Chúa yêu, sống như Chúa sống và nhận được sự nâng đỡ, ủi an, hướng dẫn của Người, Chúa Giêsu đã mời gọi họ đến học hỏi nơi Thánh Tâm của Người: “Hãy đến với Ta, hết những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các ngươi sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn. Vì chưng ách của Ta thì êm ái, và gánh Ta lại nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30).
Phúc âm Luca còn cho thấy vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng khi Chúa Giêsu trách sự chậm tin của hai môn đệ trên đường về làng Emmau sau khi Người sống lại như sau: “Hỡi những kẻ ngu độn và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói!” (Lc 24:25). Và hai ông cũng xét lại kinh nghiệm đức tin của họ dựa trên sự biến đổi của tâm hồn: “Lòng chúng ta đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta, và giải nghĩa Kinh Thánh cho ta đó sao?” (Lc 24:32).
Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng nói đến sự yêu thương hiệp nhất trong Hội Thánh thời sơ khai là sự hiệp nhất của tấm lòng: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Ðền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (2:46-47).
Thánh Phaolô dùng từ “kardia” ít là 50 lần trong các thư của người. Cũng cùng một tâm tình như Chúa Giêsu, Thánh Phaolô cũng nhận ra vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng. Mọi liên hệ yêu thương giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau phải được phát sinh và thực hiện nơi tâm hồn:
”Bởi vì nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi: Gêsu là Chúa! và nếu ngươi tin trong lòng ngươi: Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết! ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi” (Rom 10:9-10).
”Mà bởi vì anh em là con cái, thì Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Người vào lòng anh em, Thần Khí kêu lên: Abba, lạy Cha” (Gal 4:6).
”Lẽ đương nhiên là tôi phải có những tâm tình như thế đối với anh em hết thảy, bởi tôi hằng có anh em canh cánh nơi lòng tôi” (Phil 1:7) và “tôi trìu mến anh em hết hảy trong lòng dạ Ðức Kitô” (Phil 1:8).
Tất cả nỗ lực khuyến đức và xây dựng niềm tin của Thánh Phaolô có thể được tóm gọn trong câu: “Anh em hãy có nơi anh em tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu” (Phil 2:5).
Những ý nghĩa chính của “trái tim” trong cái nhìn của Thánh Kinh:
Tiến Sĩ Timothy T. O’Donnell, tác giả cuốn Trái Tim Ðấng Cứu Thế, đưa ra những ý nghĩa chính của “trái tim” như đã được trình bày trong Thánh Kinh: Nói chung, Thánh Kinh xem trái tim như điểm trung tâm nơi một người, là những gì trung thực nhất nơi người ấy. Chính nơi ấy, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ và hiệp thông tâm sự với con người. Theo nghĩa này, trái tim gần đồng nghĩa với lương tâm.
Các từ “leb” và “lebab” trong Cựu Ước, “kardia,” “koilia” và “splancha” trong Tân Ước đều chung ý nghĩa diễn tả trung tâm trung thực trực tiếp của một người, nơi phát sinh mọi tư tưởng, cảm xúc, chọn lựa.
Từ ngữ “trái tim” theo nghĩa nới rộng được dùng cho cả Thiên Chúa lẫn con người.
Thiên Chúa thực sự muốn mạc khải Trái Tim của Ðấng Thiên Sai theo ý nghĩa và sứ điệp ban đầu của Thánh Kinh.
Dù Trái Tim thể lý của Chúa Giêsu không được nói đến cách cụ thể rõ ràng trong Thánh Kinh, nhưng có rất nhiều đoạn văn trong Thánh Kinh có thể dùng để diễn tả tâm tình của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Tóm lại, cốt lõi của việc sống đạo hay sống niềm tin là vấn đề trái tim, vấn đề của tấm lòng. Tất cả nỗ lực sống đạo của chúng ta phải nhắm đến việc hiệp nhất tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Ðể thực hiện được việc này, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là một điều tuyệt đối không thể thiếu được. Chỉ khi biết Thánh Tâm, yêu Thánh Tâm vàø nên một với Thánh Tâm, chúng ta mới biết Thiên Chúa, yêu Thiên Chúa và được hiệp nhất với Thiên Chúa cũng như biết chính mình, tìm được ý nghĩa và hạnh phúc đích thật cho đời ta. Ðó là điều Thánh Augustinô từng xác quyết trong tác phẩm Tự Thú của người: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên lòng con cho Chúa, và lòng con còn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa.”
Lm Phạm Quốc Hưng, CSsR.
Các nhà tu đức thường nói:
“Bản chất Kitô giáo là vấn đề của trái tim, của tấm lòng, của tâm hồn.”
Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger viết: “Tin là hành động của trái tim.”
Tác giả sách Tiếng Gọi Thánh Tâm viết về linh mục và cũng có thể áp dụng cho mỗi tín hữu và những người sùng kính Thánh Tâm như sau: “Ðời sống linh mục bao giờ cũng phải là một cuộc trao đổi tình ái từ Thánh Tâm xuống lòng mình và từ lòng mình lên tới Thánh Tâm”.
Thành ngữ “đạo tại tâm” một cách nào đó đã diễn tả chính xác thực chất của việc sống đạo, sống thánh, nếu chữ “tâm” được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn. Thực vậy, giá trị đích thực của một người tùy thuộc ở bản chất của tấm lòng, của tâm hồn, của trái tim người ấy. Người tốt là người có tấm lòng tốt, người xấu là người có lòng dạ xấu xa. Bởi đó, thi hào Nguyễn Du có thơ rằng: “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Kim Vân Kiều).
Hơn nữa, tâm hồn tốt đẹp dẫn đến một đời sống thiện hảo, một dáng vẻ đáng yêu. Tâm hồn độc dữ tạo nên một đời sống xấu xa và làm hỏng cả những tài năng sẵn có. Ðó là ý nghĩa câu thành ngữ: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt.”
Việc hối cải—điều kiện căn bản để đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô—cũng là vấn đề của trái tim. Ðó là quá trình biến đổi tâm hồn để tâm hồn của ta được trở nên giống tâm hồn của Chúa, đẹp lòng Chúa, và nên một với Người. Mọi việc bên ngoài chỉ có giá trị khi nó góp phần biến đổi tâm hồn hay được thúc đẩy bởi tình yêu ở tận đáy lòng.Tiên tri Joel viết:
Ðây là sấm ngôn của Ðức Chúa: “Nhưng ngay cả lúc này,
các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.”
Ðừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng Ðức Chúa là Thiên Chúa của anh em,
bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương,
Người hối tiếc vì đã giáng họa (2:12-13).
Nhưng tự sức riêng, con người ta không thể hiểu rõ tâm hồn của chính mình chứ chưa nói đến việc có sức để biến đổi tâm hồn của mình để trở nên tốt hơn. Ðiều khiến chúng ta vui mừng là chính Thiên Chúa, vì yêu thương con người, đã khởi xướng, hướng dẫn và thực hiện việc “thay tim” cho con người để họ có thể bước vào liên hệ yêu thương thiết thân với chính Người. Ðây là điều Thiên Chúa đã phán trong sách tiên tri Ezekiel:
”Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành” (36:26-27).
Ðó cũng là điều Thánh Vương Ðavít khi sám hối đã tha thiết nài xin cùng Chúa trong Thánh Vịnh 51:
”Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
Như vậy, tất cả cố gắng sống niềm tin của ta sẽ không nhằm mục đích nào khác hơn là nhắm đến việc đón nhận và cộng tác với ơn thánh Chúa, để được Chúa biến đổi trái tim xấu xa tội lỗi của ta nên giống Trái Tim của chính Chúa Giêsu Cứu Thế, để trái tim ta kết hợp làm một với Thánh Tâm Người.
Ý nghĩa của từ ngữ “Trái Tim” hay “Tấm Lòng”
Từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” được hiểu theo những ý nghĩa sau:
- diễn tả hay biểu thị cảm xúc hay thái độ của một người (“con tim vui,” “Và Con Tim Sẽ Vui Trở Lại” , “trái tim rướm máu”)
- chỉ một bản vị, một con người với trọn cả xác hồn, toàn thể con người (“tìm một tâm hồn,” “yêu với trọn cả trái tim”)
- là trung tâm thuộc linh của linh hồn một người, cốt lõi của các hoạt động của ý chí (chọn lựa, quyết định), cảm xúc và trí tuệ
- ý nghĩa là “trung tâm con người” có căn bản vững chắc trong Thánh Kinh
- “trái tim” hay “tấm lòng” là từ ngữ hay được dùng nhất trong Cựu Ước khi diễn tả con người. Từ ngữ “leb” hay “lebab” dùng để chỉ “trái tim” hay “tấm lòng” xuất hiện 858 lần trong Cựu Ước, 113 lần trong các Thánh vịnh.
Hiểu “trái tim” chỉ theo nghĩa diễn cả những tình cảm giác quan mà thôi là một lối hiểu hẹp hòi nông cạn. Lối hiểu này dẫn đến quan niệm sai lầm đồng hóa tình yêu hay việc sống đạo với những xúc cảm nhất thời, hay đánh giá sự thánh thiện theo sự thay đổi của những cảm xúc nơi những kinh nghiệm thiêng liêng mà thôi. Quan niệm hẹp hòi này giam hãm đời sống đức tin ở mức độ thấp kém của những cảm xúc hời hợt, không giúp người ta trung kiên giữ vững đức tin khi gặp thử thách khó khăn.
“Trái Tim” trong Cựu Ước.
Trong Cựu Ước, ta thấy Thiên Chúa đã dùng từ ngữ “trái tim” hay “tấm lòng” để áp dụng cho chính Người:
Trước đại hồng thủy “Ðức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu. Ðức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng” (Kn 6:5-6).
Khi Vua Saul bất tuân lệnh truyền của Giavê, Người quyết định phế bỏ ông và chọn Ðavít làm vua thay ông. Tiên tri Samuel đã được Thiên Chúa sai đến nói với Vua Saul: “Nhưng giờ đây vương quyền của ngài sẽ không đứng vững. Ðức Chúa đã tìm cho mình một kẻ như lòng Người mong muốn, và Ðức Chúa đã đặt kẻ ấy làm người lãnh đạo dân Người, bởi vì ngài đã không giữ điều Ðức Chúa truyền cho ngài” (1 Sam 13:14).
Trong sách tiên tri Jeremiah, Chúa phán: “Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gie 3:15).
Trái tim cũng là nơi xác định hạnh phúc đích thực của mỗi người và là chỗ gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh viết: “Biết bao kẻ nói rằng: ‘Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?’
Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.
Chúa ban xuống lòng con nhiều hoan lạc
Hơn khi thiên hạ được mùa lúa rượu đầy dư” (Tv 4:7-8).
”Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề” (Tv 34:19).
”Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng” (Tv 37:4).
”Xin hướng lòng con nghiêng về thánh ý,
không ngả theo lợi lộc tiền tài” (Tv 119:36)
Trái tim còn là chỗ gặp gỡ kết giao giữa con người với nhau. “Tâm đầu ý hợp” là thế! Sách Các Vua II kể lại việc gặp gỡ kết giao giữa Yêhu và Yônađab như sau:
Bỏ đó trẩy đi, ông gặp Yônađab con của Rêkab ra đón ông. Ông chào và nói: “Lòng ông có trung trực với lòng tôi, như lòng tôi với lòng ông không?” Và Yônađab nói: “Dĩ nhiên!” Yêhu nói: “Dĩ nhiên thì hãy bắt tay” Và Yônađab đã bắt tay. Còn Yêhu đã đón ông lên xe với mình. Yêhu nói: “Hãy đi với tôi mà chứng kiến lòng nhiệt thành của tôi với Yavê” Và Yêhu đã đem ông ấy đi với mình trên xe (10:15-16).
”Trái Tim” trong Tân Ước.
Các từ ngữ Hy Lạp “kardia,” “koilia” và “splancha” dùng cho “trái tim” hay “tấm lòng” cũng thường xuất hiện trong Tân Ước.
Phúc Âm Luca cho thấy Chúa Giêsu là Ðấng thấu suốt tâm hồn mỗi người: “Nhưng Ðức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: ‘Các ông suy nghĩ gì trong bụng vậy?’” (Lc 5:22)
Ðồng thời, Chúa Giêsu đã chỉ cho ta thấy tâm hồn chính là trung tâm phát xuất mọi điều hay dở nơi mỗi người. Giá trị và hạnh phúc của con người đều căn cứ ở tình trạng tâm hồn của người ấy:
”Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8).
”Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình” (Mt 12:35).
”Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh bị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế” (Mc 7:21-23).
Hơn nữa, việc yêu mến Thiên Chúa là điểm cốt yếu nhất của niềm tin phải được phát xuất từ tâm hồn: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12:30).
Một khi thiếu yếu tố chân thực từ đáy lòng, mọi hình thức hay nghi lễ thờ phượng đều không đáng Chúa chấp nhận. Vậy nên Chúa Giêsu đã trách những người biệt phái giả hình như sau: “Bọn giả hình! Chí lý thay điều Ysaya đã tuyên sấm trên các ngươi, rằng: Dân này tôn kính Ta ngoài môi, còn lòng chúng thì xa Ta một vời” (Mt 15:7-8).
Chúa Giêsu còn dạy rằng trái tim con người còn là nơi chứa đựng những gì quý báu nhất của họ: “Vì kho tàng các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó” (Lc 12:34).
Như Thánh Công Ðồng Vaticanô II nhận xét: Chúa Giêsu “đã yêu mến bằng quả tim con người” (Gaudium et Spes 22), Người đã diễn tả những xúc động mến yêu sâu xa của Trái Tim nhân loại của Người trước những cảnh bơ vơ, bệnh tật, đói khát và chết chóc của con người (Mt 9:36; Mt 14:14, Mt 16:32; Lc 7:13-14; Ga 11:33-35
Từ ngữ “chạnh lòng thương” được Phúc Âm dùng để diễn tả lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Giêsu.
Ðể giúp con người biết yêu như Chúa yêu, sống như Chúa sống và nhận được sự nâng đỡ, ủi an, hướng dẫn của Người, Chúa Giêsu đã mời gọi họ đến học hỏi nơi Thánh Tâm của Người: “Hãy đến với Ta, hết những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các ngươi sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn. Vì chưng ách của Ta thì êm ái, và gánh Ta lại nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30).
Phúc âm Luca còn cho thấy vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng khi Chúa Giêsu trách sự chậm tin của hai môn đệ trên đường về làng Emmau sau khi Người sống lại như sau: “Hỡi những kẻ ngu độn và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói!” (Lc 24:25). Và hai ông cũng xét lại kinh nghiệm đức tin của họ dựa trên sự biến đổi của tâm hồn: “Lòng chúng ta đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta, và giải nghĩa Kinh Thánh cho ta đó sao?” (Lc 24:32).
Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng nói đến sự yêu thương hiệp nhất trong Hội Thánh thời sơ khai là sự hiệp nhất của tấm lòng: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Ðền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (2:46-47).
Thánh Phaolô dùng từ “kardia” ít là 50 lần trong các thư của người. Cũng cùng một tâm tình như Chúa Giêsu, Thánh Phaolô cũng nhận ra vấn đề của niềm tin là vấn đề của tấm lòng. Mọi liên hệ yêu thương giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau phải được phát sinh và thực hiện nơi tâm hồn:
”Bởi vì nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi: Gêsu là Chúa! và nếu ngươi tin trong lòng ngươi: Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết! ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi” (Rom 10:9-10).
”Mà bởi vì anh em là con cái, thì Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Người vào lòng anh em, Thần Khí kêu lên: Abba, lạy Cha” (Gal 4:6).
”Lẽ đương nhiên là tôi phải có những tâm tình như thế đối với anh em hết thảy, bởi tôi hằng có anh em canh cánh nơi lòng tôi” (Phil 1:7) và “tôi trìu mến anh em hết hảy trong lòng dạ Ðức Kitô” (Phil 1:8).
Tất cả nỗ lực khuyến đức và xây dựng niềm tin của Thánh Phaolô có thể được tóm gọn trong câu: “Anh em hãy có nơi anh em tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu” (Phil 2:5).
Những ý nghĩa chính của “trái tim” trong cái nhìn của Thánh Kinh:
Tiến Sĩ Timothy T. O’Donnell, tác giả cuốn Trái Tim Ðấng Cứu Thế, đưa ra những ý nghĩa chính của “trái tim” như đã được trình bày trong Thánh Kinh: Nói chung, Thánh Kinh xem trái tim như điểm trung tâm nơi một người, là những gì trung thực nhất nơi người ấy. Chính nơi ấy, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ và hiệp thông tâm sự với con người. Theo nghĩa này, trái tim gần đồng nghĩa với lương tâm.
Các từ “leb” và “lebab” trong Cựu Ước, “kardia,” “koilia” và “splancha” trong Tân Ước đều chung ý nghĩa diễn tả trung tâm trung thực trực tiếp của một người, nơi phát sinh mọi tư tưởng, cảm xúc, chọn lựa.
Từ ngữ “trái tim” theo nghĩa nới rộng được dùng cho cả Thiên Chúa lẫn con người.
Thiên Chúa thực sự muốn mạc khải Trái Tim của Ðấng Thiên Sai theo ý nghĩa và sứ điệp ban đầu của Thánh Kinh.
Dù Trái Tim thể lý của Chúa Giêsu không được nói đến cách cụ thể rõ ràng trong Thánh Kinh, nhưng có rất nhiều đoạn văn trong Thánh Kinh có thể dùng để diễn tả tâm tình của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Tóm lại, cốt lõi của việc sống đạo hay sống niềm tin là vấn đề trái tim, vấn đề của tấm lòng. Tất cả nỗ lực sống đạo của chúng ta phải nhắm đến việc hiệp nhất tâm hồn với Chúa Giêsu Kitô. Ðể thực hiện được việc này, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là một điều tuyệt đối không thể thiếu được. Chỉ khi biết Thánh Tâm, yêu Thánh Tâm vàø nên một với Thánh Tâm, chúng ta mới biết Thiên Chúa, yêu Thiên Chúa và được hiệp nhất với Thiên Chúa cũng như biết chính mình, tìm được ý nghĩa và hạnh phúc đích thật cho đời ta. Ðó là điều Thánh Augustinô từng xác quyết trong tác phẩm Tự Thú của người: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên lòng con cho Chúa, và lòng con còn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét