Trang

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017


Lịch sử việc tôn thờ Thánh Tâm 


Không có văn bản thay thế tự động nào.






Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiLịch sử việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu 
“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua”. (Ga 19, 37)
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qu
Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản nghịch cùng Hội Thánh. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối. Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.
Để truyền bá việc tôn thờ Trái Tim Chúa, Chúa đã dùng một nữ tu khiêm hạ ẩn kín trong tu viện là nữ tu Magarita Maria Alacoque người nước Pháp. Trong sách truyện, Thánh nữ sinh năm 1647, qua đời năm 1690. Thánh nữ kể về gốc tích tôn thờ Trái Tim Chúa như sau:
“Năm 1678, một hôm, lúc tôi đang chầu Mình Thánh Chúa trong tuần Tĩnh tâm với các chị em Dòng tại Paray-le Monial (Nước Pháp). Chúa Giêsu hiện ra cho tôi thấy Trái Tim Chúa bừng cháy ngọn lửa tình yêu nhân loại, rồi Người phán: “Cha muốn tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương chúng chừng nào. Trái Tim Cha là nguồn mạch mọi ơn cứu rỗi chúng đời đời. Cha muốn chọn con để quảng bá lòng Tôn thờ Trái Tim Cha cho loài người. Con hèn yếu, nhưng Cha muốn chọn con để mọi người biết rằng việc này là của Cha chứ không phải của con. Con chỉ là dụng cụ hèn mọn Cha dùng“.
Nghe những lời ấy, tôi rùng mình kinh khiếp, liền sấp mình kêu van Chúa chọn người tài giỏi xứng đáng hơn, tôi vừa kém đức lại là phận đàn bà yếu hèn sao làm nổi việc ấy. Nhưng Chúa Giêsu không nghe, Người phán rằng: “Cha chọn con, chỉ vì con thấy mình yếu đuối hèn hạ. Tự sức riêng con, con không làm gì được. Nhưng con hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con. Cha sẽ ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng sức yếu mà phá đổ cường quyền ư? Cha thường dùng người yếu hèn để làm những công việc cao cả, vì người khiêm hèn chỉ cốt làm vinh danh Cha“.
Tôi thưa lại: Vậy lậy Chúa, xin ban cho con những ơn cần để con có thể làm việc Chúa truyền dạy. “Chúa phán: chỉ có một sự rất cần là con phải khiêm nhượng và tin thật, nếu không có Cha giúp, con chẳng làm gì được. Con hãy tin tưởng mạnh mẽ, Cha sẽ giúp con thành công trong việc Cha truyền“.
Rồi Người mở trái tim cho tôi xem, tôi thấy lửa ở trái tim bốc ra lan tràn. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa, chịu chẳng được tôi phải kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu con, con yếu hèn quá”. Chúa ngọt ngào an ủi tôi: “Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con chỉ nên ghi lòng những mệnh lệnh của Cha. Đây là ơn trọng sau hết Cha ban cho các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào hơn được nữa“.
Từ đấy, Chúa còn hiện ra nhiều lần dạy tôi những việc phải làm và những nhân đức phải giữ để tôn sùng Trái Tim Chúa. Tôi vâng giữ các điều Chúa truyền dạy, hết sức khuyên giục chị em dòng và giáo dân tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu trong suốt đời tôi.
Hầu hết các vị Giáo hoàng từ Đức Innocent XII (1691-1700) đã tôn sùng và cổ súy cho việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa.
- Năm 1765 Đức Clêmentê XIII (1758 -1769) chuẩn y cho các Giám mục Ba Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Rôma được thiết lập một lễ kính Thánh Tâm Chúa.
- Năm 1794 trong Sắc thư Auctorem Fidei, Đức Piô VI (1775-1799) đã chính thức chuẩn nhận việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa, vì Thánh Tâm Chúa được kết hợp nhị tính (hai bản tính) với Thiên Chúa, nên đáng được phụng thờ.
- Năm 1856, Đức Piô IX (1746 – 1878) nới rộng việc cử hành lễ Thánh Tâm, ngày thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ kính Mình Thánh Chúa, cho toàn thể Giáo hội và như thế đã thực hiện lời thỉnh cầu của Thánh Tâm Chúa qua nữ Thánh Margarita Maria Alacoque.
- Năm 1899 đức Lêo XIII (1878-1903), qua Thông Điệp Annum Sacrum, nhìn nhận việc tôn thờ Trái Tim Chúa là “một việc đạo đức hảo hạng”. Ngài muốn kiện toàn công việc này bằng cách tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa và Ngài hy vọng việc tận hiến này đem lại cho nhân loại những ơn ích phi thường trường cửu cho nhân loại.
Việc này được đức Piô X (1914-1922) ra lệnh phải thi hành hằng năm: “Việc tôn thờ Trái Tim cực Thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về TÌNH YÊU THIÊN CHÚA. Bởi vì Tình Yêu vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các Linh Hồn, các gia đình và các Quốc Gia”. (Pio X)
Thông Ðiệp về Lòng Sùng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
- Năm 1925, Đức Piô XI với Thông Điệp Quas Primas thiết lập lễ Chúa Kitô Vua như một hệ luận của việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa. Năm 1928, Ngài ra Thông Điệp Miserentissimus Redemptor đặt nền tảng cho việc đền tạ đối với Thánh tâm Chúa, một việc mà mọi giáo hữu phải làm trong tình yêu thương Thiên Chúa.
Ngày 09-05-1928, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã ra Thông Ðiệp Miserentissimus Redemptor nói về sự cần thiết phải thực hành việc đền tạ Thánh Tâm. Trong thông điệp này, ngài nhấn mạnh rằng việc đền tạ Thánh Tâm là bổn phận đòi hỏi mọi Kitô hữu phải thực hiện. Lòng sùng kính Thánh Tâm được diễn tả như một “sự tổng hợp của toàn bộ đạo giáo của chúng ta” (totius religionis summa), nếu được thực hiện “sẽ rất chắc chắn dẫn chúng ta đến việc biết Chúa Kitô một cách thân mật và sẽ làm cho tâm hồn chúng ta yêu mến Người cách dịu dàng hơn và kết thân với Người một cách quảng đại hơn”. Ðức Piô XI cũng chỉ ra những nhu cầu khẩn cấp của thời đại đòi hỏi các tín hữu phải “thực hành việc đền tạ Thánh Tâm”.
Ngày 15-05-1956, nhân kỷ niệm 100 năm Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX thiết lập Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu cho toàn thể Giáo Hội. Ðức Giáo Hoàng Piô XII ra Thông Ðiệp Về Lòng Sùng Kính Thánh Tâm (Haurietis Aquas) dạy về nền tảng đức tin và căn bản Thánh Kinh của lòng sùng kính Thánh Tâm, bản chất cũng như sự cần thiết và lợi ích lớn lao của lòng sùng kính này.
Trong thông điệp này, Ðức Piô XII nhấn mạnh rằng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa được Giáo Hội nhìn nhận và nhiệt liệt cổ võ không phải vì đã được mạc khải riêng cho Thánh Margarita Maria, nhưng vì lòng sùng kính này hoàn toàn phù hợp với bản chất của Kitô giáo, thực chất là đạo của tình yêu.
Ngài viết: “Vậy nên, thật hiển nhiên, những mạc khải được tiết lộ cho Thánh Margarita Maria đã không thêm gì vào đạo lý Công Giáo. Ý nghĩa của những mạc khải ấy dựa vào điều này, Chúa Kitô khi biểu lộ Thánh Tâm Người một cách ngoại thường và đặc biệt, muốn kêu gọi tâm trí con người chiêm ngắm và tôn kính mầu nhiệm tình yêu rất thương xót của Thiên Chúa dành cho loài người”.
Ðức Piô XII cũng chỉ ra ý nghĩa căn bản của lòng sùng kính Thánh Tâm như sau: “Chúng ta sẵn sàng hiểu rằng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cốt yếu là lòng sùng kính đối với tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta qua Chúa Giêsu và đồng thời cũng là tình yêu làm sống động tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và con người. Hay, nói cách khác, lòng sùng kính này được hướng tới tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta để ta thờ lạy Người, cảm tạ Người và suốt đời noi gương Người”.
Cũng trong thông điệp này, Ðức Thánh Cha Piô XII đã cho thấy lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là tinh hoa và tổng hợp của tất cả mọi lòng sùng kính cần thiết và lành mạnh khác trong Giáo Hội như việc suy tôn Thánh Giá, việc tôn sùng Thánh Thể và lòng biệt kính Ðức Mẹ.
Đức Piô XII (1939-1958) đã khẳng định: “Lòng sùng kính Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu quan trọng đến nỗi khi được thực hành đúng đắn có thể được coi như sự tuyên xưng đức tin Kitô giáo cách hoàn hảo. Nó không phải chỉ là một hình thức đạo đức bình thường mà ai nấy tùy ý thực hiện như thể không có hiệu quả gì hay bỏ qua một bên như là thua kém các việc đạo đức khác”. (Trong Thông Điệp Haurietis Aquas, 15/05/1956).
Đức Phaolô VI (1963-1978), vị giáo hoàng đã được đắc cử đúng vào Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 21/06/1963 và đã góp phần hoàn tất Công Đồng Chung Vaticanô II cách tốt đẹp, nêu lên tính cách hợp thời của lòng sùng kính Thánh Tâm như sau: “Lòng sùng kính Thánh Tâm là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý của thế giới như Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi”. (Diễn văn trước Tổng Công Nghị Lần 31 của Dòng Tên).
Trong Huấn dụ về “Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu” được Đức Phaolô VI ban hành ngày 6/2/1965 để kỷ niệm 200 năm thành lập Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài viết: “Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc rất cao quý và ĐẶC BIỆT CẦN THIẾT cho thời đại này”.
Ta ước mong việc này được tổ chức với Nghi thức Phụng Vụ để phát triển mỗi ngày mỗi rộng lớn hơn, hầu cho mọi Kitô hữu được say sưa lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa và nhờ đó được đổi mới về mọi phương diện. Việc tôn sùng này cốt yếu là kính thờ Chúa Giêsu một cách xứng đáng và đền tạ Thánh Tâm Chúa về tội lỗi của ta”. Roma ngày 6/2/1965/ ĐGH Phaolô VI
Lòng sùng kính Thánh Tâm trong Giáo Hội hôm nay
Có lẽ lòng vì sùng kính Thánh Tâm chưa được thực hiện đầy đủ như lòng Chúa lòng muốn, nên Chúa đã tiếp tục gửi đến nhân loại sứ điệp khẩn cấp của tình yêu nồng cháy của Thánh Tâm Người qua một số linh hồn ưu tuyển trong thế kỷ 19&20.
Không có văn bản thay thế tự động nào.Chúng ta có thể kể đến ba sứ giả nổi bật của Thánh Tâm là Chị Bêninha Consolata (1885-1916) người Ý thuộc Dòng Thăm Viếng, Chị Josefa Menendez (1889-1923) người Pháp thuộc Dòng Thánh Tâm và Thánh Maria Faustina Kowalska (1905-1938) người Ba lan thuộc Dòng Nữ Tu Ðức Mẹ Thương Xót. Và chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều hữu ích để gia tăng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu qua các sứ điệp của những linh hồn ưu tuyển này.
Sứ điệp của Thánh Tâm gửi qua Chị Bêninha có thể đọc được nơi cuốn Tình Dịu Dàng Chúa Giêsu; qua Chị Josefa Menendez nơi cuốn Tiếng Gọi Tình Yêu -Thông Ðiệp Gửi Thế Giới; và qua Thánh Maria Faustina Kowalska nơi cuốn Diary – Divine Mercy in My Soul.
Trong tất cả những sứ điệp này, cũng như trong những gì Chúa Giêsu mạc khải cho Thánh Margarita Alacoque, Chúa đã thiết tha kêu gọi con người đừng tiếp tục xúc phạm đến Thánh Tâm qua các tội ác của họ, đừng dửng dưng và vô ơn trước tình yêu thương xót vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu nơi Thánh Thể, hãy tín nhiệm tuyệt đối nơi lòng thương vô biên của Người để hoán cải đời sống, vươn lên sự thánh thiện và tận hưởng ơn cứu độ.
Với những ai muốn trở nên bạn thiết của Thánh Tâm, Chúa kêu mời họ hãy quảng đại trong việc vui lòng đón nhận thật nhiều hy sinh đau khổ để hiệp nhất với các đau khổ của Chúa trong cuộc Thương Khó mà góp phần cứu rỗi các linh hồn. Chúa kêu gọi mọi người, nhất là những ai đã dâng mình cho Chúa, siêng năng sốt sắng tôn thờ Trái Tim Sống Ðộng của Người trong Bí Tích Thánh Thể để đền tạ Thánh Tâm.
Các vị giáo hoàng cận đại: Ðức Piô XII, Chân Phước Gioan XIII, Ðức Phaolô VI và Ðức Gioan-Phaolô II có thể nói được đều là các vị giáo hoàng của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong thiên niên kỷ 21 ĐGH Gioan Phaolô II cũng kêu gọi dân Chúa như sau: “Trong thế kỷ 21 hiện nay, nhu cầu đền tạ Thánh Tâm càng thêm khẩn thiết trước sự lan tràn của tội ác phá thai; sự phổ biến của các hành động ngừa thai nhân tạo, triệt sản, ly dị, giới trẻ được giáo dục sai lạc ngay cả nơi phần đông các gia đình Công giáo; lo mưu cầu lợi ích cá nhân, đam mê hưởng thụ, ích kỷ… Và quay lưng lại với Đấng Tạo Hoá; Tôn thờ văn hoá sự chết, thiếu xác tín hay bất phục giáo huấn chân thực của Hội thánh ngay cả trong hàng ngũ giáo sĩ, tu sĩ”.
Sự cần thiết của việc đền tạ Thánh tâm Chúa Giêsu
Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là một việc đạo đức nhằm kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu, biểu hiệu cho Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, đối tượng chính của sự Tôn sùng là Tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu được Chúa mặc khải trong Cựu ước, và thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu ở trần thế. Tình yêu này cần phải được đền đáp bằng chính tình yêu của con người, là tạo vật do Chúa dựng nên; tuy hèn kém, bất xứng nhưng lại được Chúa đợi chờ.
Sự đền đáp này được thể hiện bằng những hành động sau:
- Đền tội cho chính mình, cầu nguyện cho những người thờ ơ, vô ơn bội bạc hay còn chìm đắm trong tội lỗi, không biết đến hay không màng gì đến tình yêu hải hà của Thiên Chúa.
- Vinh danh Trái Tim Chúa Giêsu như Ngài đã ước muốn, và cũng chính vì Trái Tim Ngài đáng được vinh danh và tôn thờ nơi mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong toàn thể nhân loại.
- Đặt hết tin tưởng và phó thác vào Trái Tim Tình Yêu Chúa Giêsu.
- Loan truyền lòng Tôn Sùng Trái Tim Chúa, tạo cơ hội cho nhiều người đón nhận ơn ích của Trái Tim Chúa, một Trái Tim rộng lượng, bao dung và sẵn sàng ban tràn đầy cho những ai muốn đón nhận.
Khi đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng chính tình yêu của mình; bằng cách thực hiện những điều Chúa mong đợi trên, là chúng ta đã an ủi được Trái Tim yêu thương của Chúa.
Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu có nghĩa là:
- “Đền tạ những sai sót lỗi lầm mà con người xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa,
- Ý thức tín thác hoàn toàn vào tình yêu và lòng thương xót vô biên của Chúa đối với gia đình nhân loại,
- Và quyết tâm loan báo Tin Mừng cùng mở rộng Nước Chúa là Nước chan hoà ánh sáng Chân Lý và Tình Yêu, ánh sáng an bình”. (Lời chỉ dẫn của ĐHY TGM Saigon)
- Một khi chúng ta đã hiểu biết bản chất, sự tuyệt đối cần thiết, những ích lợi lớn lao và lịch sử của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta được Trái Tim Chúa Giêsu mời gọi thiết tha để noi gương Mẹ Maria, cùng Mẹ, nhờ Mẹ và với Mẹ để trở nên tri kỷ, trở nên tông đồ và chiến sĩ của Thánh Tâm. Như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục viết lên những trang tình sử tuyệt vời của chính mỗi người với Thánh Tâm Giêsu trong lòng Hội Thánh.
Ban Tuyên Huấn GĐPTTTCG
Hiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

58 Năm Hồng Ân Linh Mục

http://www.youtube.com/v/cPCgezEONUA?version=3&autohide=1&showinfo=1&autoplay=1&feature=share&attribution_tag=5kAaj8aj1kz3mSjrIxYFKA&autohide=1

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

TOAN Den ta luan phien gia đình

http://www.youtube.com/v/L04lJnGsjEc?autohide=1&version=3&attribution_tag=B-V7o3hti5fB70aZ8gFffg&showinfo=1&autohide=1&autoplay=1&feature=share

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Lời Chủ chăn tháng 9 năm 2012


Lá Thư Mục Tử tháng 9. 2012
Tòa TGM Thành phố HCM
NĂM ĐỨC TIN
Kg. quý linh mục, tu sĩ, giáo dân, những người lo việc giáo dục đức tin, 
các Ban MVGP, các tổ chức MV giáo xứ (HĐGX, GLV, CĐ) 
các tổ chức cùng phong trào tông đồ giáo dân
Anh chị em thân mến,
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Đức Tin. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ấn định cho Giáo Hội Công Giáo cử hành Năm Đức Tin từ 11.10.2012 đến 24.11.2013. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho người công giáo ở khắp năm châu nhìn lại đời sống đức tin của mình trong bối cảnh văn hóa xã hội hôm nay, tìm cách bổ sung những thiếu sót và bất cập, điều chỉnh những méo mó và lệch lạc, hướng đến sống hồng ân đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường văn hóa và xã hội, kinh tế và chính trị trên thế giới cũng như tại đất nước Việt Nam hôm nay.
2. Nhìn lại hồng ân đức tin trong dòng lịch sử. Từ gần 5 thế kỷ nay, qua các nhà truyền giáo, Thiên Chúa là Cha trên trời, đã yêu thương gieo hạt mầm đức tin trên đất nước Việt Nam. Nhờ mồ hôi cùng máu đào các nhà truyền giáo, các tiền nhân và chứng nhân đức tin, thửa đất đó đã được khai hoang và trở nên màu mỡ. Nhờ các thế hệ tín hữu đã dày công vun tưới, chăm sóc, bảo vệ, bằng đời sống chuyên cần cầu nguyện, bác ái và quảng đại hy sinh, những hạt mầm đức tin phát triển và đơm bông kết trái như hôm nay.
Thế nhưng, cũng từ đó đến nay, xã hội đất nước cùng gia đình nhân loại không ngừng chuyển biến và đổi thay, bao nhiêu biến cố lịch sử để lại những dấu ấn cùng những vấn đề nghiêm trọng trong xã hội, tác động làm cho đời sống đức tin của nhiều người, cách riêng người trẻ, hoặc bị đóng băng, bị xói mòn, sai lệch, hoặc trở nên hụt hẫng, bất cập... Các nhà giáo dục đức tin cần chung lòng chung sức suy nghĩ và tìm ra biện pháp giải tỏa tình trạng nêu trên, khai mở cho mọi người con đường bước theo Chúa Giêsu Kitô, dẫn đến nguồn sống dồi dào trong yêu thương và an bình.
3. Nhìn lại việc tuyên xưng đức tin. Lời tuyên xưng đức tin bày tỏ quyết tâm:
(1) Một mặt, quyết tâm trong mọi hoàn cảnh, không nghe theo, không chạy theo sự lôi cuốn, quyến rũ, dụ dỗ của ma quỷ, xác thịt, thế gian, - vì lẽ ma quỷ là đầu mối mọi sự dữ và sự xấu trong đời sống nhân loại, - vì xác thịt mang nặng đam mê mù quáng của lòng tham sân si cùng tính đối kháng cố hữu của bản năng tự vệ khép kín, - vì thế gian với những thói đời mang tính bất cập, thường liên minh với xác thịt làm phát sinh nhiều tệ nạn cùng bất công trong xã hội.
(2) Mặt khác, quyết tâm mọi lúc tin vào và gắn bó với Ba Ngôi Thiên Chúa cùng Giáo Hội Chúa Kitô:
- gắn bó với Thiên Chúa là Cha trên trời, tìm và thi hành ý Cha mong muốn cho mọi người sống dồi dào;
- gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, trung thành bước theo Ngài trên con đường tình yêu cứu độ (hội nhập, dấn thân phục vụ, quảng đại hiến thân, đổi mới) dẫn đến nguồn sống mới, là nguồn sống dồi dào;
- gắn bó và ý thức cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa và đổi mới người tín hữu nên người mới theo hình mẫu Chúa Kitô, soi dẫn cho họ bước theo con đường đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô;
- gắn bó và hiệp thông với Giáo Hội Chúa Kitô, trung thành thực hành giáo huấn của Giáo Hội triển khai Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý cùng tình yêu, ánh sáng bình an cùng sức sống mới của Chúa Kitô.
Các nhà giáo dục đức tin cần tạo cơ hội cho mọi người công giáo, mọi thành phần cùng mọi tổ chức trong Giáo Hội, nhìn lại lối sống hôm nay có trung thành với lời hứa, với quyết tâm đó đến đâu? Đâu là những sai sót, khó khăn, thử thách? Cần làm gì nhằm tạo điều kiện cho mọi người biến mọi sự thành cơ hội củng cố đời sống đức tin, và tiến bước đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô?
4. Nhìn lại việc dạy giáo lý cùng cử hành đức tin. Dạy giáo lý và cử hành đức tin đều có mục đích mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, giáo dục người tín hữu, tạo khả năng và cơ hội cho họ:
(1) Sống trọn tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, luôn tìm và thi hành ý Ngài;
(2) Sống vẹn nghĩa huynh đệ hiệp thông và hợp nhất với anh em đồng đạo trong Giáo Hội là con một Cha;
(3) Mở rộng tình huynh đệ đồng cảm và chia sẻ với đồng bào và đồng loại là anh em một nhà.
Sống trọn vẹn ba mối tình đó là xây dựng cuộc đời, gia đình, cộng đoàn, trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. Được xây mới trên nền móng Lời Chúa theo chỉ dẫn thống nhất của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 và Công nghị Giáo phận năm 2011, gia đình, cộng đoàn tín hữu từng bước trở nên Giáo Hội Mầu Nhiệm, Giáo Hội Hiệp Thông, Giáo Hội Sứ Vụ, theo như Giáo Hội cùng Công Đồng Vatican II đã dạy.
Giới hữu trách cần cùng nhau nhìn lại việc dạy giáo lý và việc cử hành đức tin có tạo khả năng cho mọi người sống tình mến Chúa yêu người theo như Lời Chúa dạy không? Có giúp cho người công giáo ý thức mở rộng cả hai van tim của lòng đạo, lòng tin, một van để đón nhận mọi hồng ân Thiên Chúa thương ban, van kia để chia sẻ những hồng ân đó cho mọi người trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội? Hay chỉ theo lối mòn xưa nay với những luật lệ và công thức cố định chỉ nhằm giúp họ giữ đạo và bảo vệ đạo?
Trong công cuộc giáo dục đức tin hiện nay, có cần cùng nhau xác định rõ mục tiêu và định hướng giáo dục đức tin, hoàn chỉnh nội dung chương trình theo định hướng đã thống nhất? Có cần cải tiến cách tổ chức và điều hành, cách phân công và phối hợp nhân sự cùng những sáng kiến xưa nay, cũng như cách giáo dục đối với các lớp tuổi sống trong những hoàn cảnh khác nhau..., nhằm giúp cho việc dạy giáo lý, cử hành đức tin mang lại hiệu quả mong muốn, là người tín hữu có điều kiện sống đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường xã hội hôm nay?...
5. Nhìn lại việc sống đức tin. Hồng ân đức tin soi dẫn cho người tín hữu làm theo lời ĐTC Bênêđitô XVI nhắc nhở dân Chúa hãy Phúc Âm hóa đời sống và bổn phận thường ngày của mình. Nghĩa là ý thức đưa ánh sáng chân lý cùng sức sống mới của Lời Chúa vào trong việc tu thân luyện đức và giáo dục, vào trong việc tề gia là chăm lo cho gia đình cùng cộng đoàn, vào trong việc trị quốc là quản trị một tổ chức, một cộng đoàn, nhằm mang lại sự an bình cho người người, sự an lành cho nhà nhà. Phúc Âm hóa sẽ giúp cho người tín hữu thi hành những bổn phận thường ngày vừa thuận ý trời (thiên thời), vừa hợp với giáo huấn của Giáo Hội cùng truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc (địa lợi), vừa hòa với lòng nhân, lòng đạo, lòng tin của con người (nhân hòa).
Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu sống hồng ân đức tin trong bổn phận thường ngày như thế nào? Ý thức đi theo ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, hay chỉ vô ý thức theo lối mòn của khung nếp xưa nay vốn mang tính bất cập?
Vài thí dụ về những vấn đề nảy sinh trong xã hội hôm nay :
(a) Hồng ân đức tin giúp cho người tín hữu xác tín rằng : Thiên Chúa là Cha trên trời mong muốn con người dùng nguồn lực của tình yêu thương đồng cảm và bao dung, quảng đại dấn thân phục vụ, hy sinh, cùng với tinh thần trách nhiệm liên đới, để chung sức đẩy lùi mọi sự dữ cùng mọi tệ nạn và bất công trong xã hội, canh tân đổi mới và thăng tiến đời sống nhân loại. Thói người đời thường dùng cường lực cùng bạo lực, với thái độ đối đầu, đối phó và loại trừ nhau. Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào? Ý thức theo ý Chúa là Cha từ bi nhân hậu, hay chỉ theo thói thế gian?
(b) Hồng ân đức tin khai sáng cho người tín hữu nhận ra rằng: sự sống, tình yêu, hôn nhân, gia đình, là quà tặng của Thiên Chúa tình yêu, và người đón nhận quà tặng có bổn phận hiếu thảo đáp trả lại tình thương của Cha trên trời bằng nỗ lực bảo vệ quà tặng đó, xây đắp đời sống hôn nhân gia đình thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương, ngôi trường đầu tiên giáo dục con cái nên người con hiếu thảo đối với Cha trên trời, ý thức sống tình huynh đệ đối với đồng bào, đồng loại, góp phần xây đắp nền văn minh tình thương, vì sự phát triển và thăng tiến của gia đình nhân loại. Luật lệ trong thế gian lại coi việc kết hôn và ly dị, việc sinh con và phá thai, việc kết hôn với người khác phái hay đồng phái, là thuộc quyền tự do của con người... Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào? Theo bổn phận làm con hiếu thảo đối với Cha trên trời, hay chỉ giản đơn theo quan điểm con người làm chủ cuộc đời mình, không có người chủ hay truyền thống đạo lý nào khác ngoài ý muốn của mình?
6. Năm Đức Tin là cơ hội cho mọi người đảm trách việc giáo dục đức tin, hội ý với nhau, tìm cách tạo thuận lợi cho các gia đình, cho cộng đoàn tín hữu, các tổ chức mục vụ cùng các tổ chức tông đồ giáo dân, đặc biệt là cho người trẻ, cùng nhau nhìn lại hiện trạng đời sống đức tin, hỗ trợ nhau mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, nhắc nhở nhau quan tâm cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần khai thông, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện đời sống đức tin, theo như lòng Chúa mong muốn và lòng người mong đợi.
7. Kết. Chuyên cần cầu nguyện vừa là nguồn nước trong lành vun tưới cho hạt mầm đức tin phát triển và đơm bông kết trái. Vừa là bí quyết thành công trong công việc giáo dục đức tin, cũng như trong công việc xây mới ngôi nhà Giáo Hội trên nền đá vững chắc là Lời Chúa, xây nên Giáo Hội Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ, nơi đó người tín hữu có điều kiện và cơ hội sống trọn vẹn và tỏa sáng hồng ân đức tin.
Xin mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn, không ngừng cầu nguyện cho nhau, cho các nhà giáo dục đức tin, cho tôi, biết sử dụng thời gian Năm Đức Tin như quà tặng của Cha trên trời, vì sự sống dồi dào, vì sự phát triển và thăng tiến cộng đồng dân Chúa cùng cộng đồng nhân loại hôm nay.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn Hồng Y Tổng Giám mục

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Vai trò của người TOÁN TRƯỞNG

Người ta mong đợi rất nhiều ở người lãnh đạo. Nếu bạn đã từng là người lãnh đạo thì bạn sẽ hiểu rằng mọi người mong muốn bạn là người có tài xoay xở và có nghị lực làm việc. Khi công việc không thuận lợi, bạn phải gánh lấy trách nhiệm, và khi thành công thì các thành viên trong nhóm phải được khích lệ khen thưởng.




Trách nhiệm thứ 1: đối với công việc

Đạt được mục tiêu trong mọi sinh hoạt của Toán là nhiệm vụ hàng đầu của người điều hành Toán, bởi vì công việc sinh hoạt để thăng tiến về đạo đức cho mọi thành viên là nền tảng và được tổ chức đều đặn hằng tuần, hằng tháng là lý do để các Toán (tổ nhóm) duy trì và phát triển; ngoài ra còn có các sinh hoạt tông đồ và bác ái truyền giáo.

 Trách nhiệm thứ 2: đối với từng cá nhân

1. Hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhân trong nhóm
Khi trở thành đoàn viên chính thức trong một Toán, họ sẽ hòa nhập vào sinh hoạt với cộng đoàn, một trong những điều quan trọng nhất là họ không đơn độc. Trên bước đường đi theo Chúa, trong một Toán có hoạt động tốt, mỗi thành viên trong Toán có thể được hỗ trợ, nâng đỡ và khích lệ bởi những thành viên khác. Nói cách rõ hơn, người Toán trưởng - phó luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn các Toán viên đi theo tôn chỉ mục đích của Đoàn thể.

2. Giao công việc phù hợp với khả năng của từng cá nhân
Trong giờ kinh nguyện, việc đọc sách Thánh, xướng kinh, cất hát … đôi khi một công việc chưa từng làm, sẽ dẫn đến ngại ngần hoặc lúng túng trước cộng đoàn. Tuy nhiên ‘trăm hay không bằng tay quen’, việc gì cũng phải lập lại nhiều lần sẽ trở thành nhuần nhuyễn.
Trong lãnh vực làm tông đồ, đứng trước tập thể với một công việc cần có  những kỹ năng chuyên môn cao sẽ thử thách nghị lực của người điều hành, điều đó sẽ mang lại cho cá nhân đó cảm giác hưng phấn khi đạt được thành công trong công việc.

3. Giải thích rõ vai trò đoàn viên đối với nhiệm vụ chung của Toán
"Người Đoàn viên GĐPTTT là ai? Vai trò của người đoàn viên trong Toán như thế nào? Bổn phận hằng ngày và hằng tuần, Đoàn viên sẽ phải làm gì cho riêng mình và hằng tháng trong xứ đoàn? Hoạt động tông đồ theo phương hướng của đoàn thể như thế nào?"… Đó là những câu hỏi mà các cá nhân trong nhóm sẽ đặt ra khi họ không nắm rõ vai trò của họ trong Toán.

 4. Lượng giá công việc của từng cá nhân
Việc lượng giá, khuyến khích và kịp thời đề bạt khen thưởng có thể xem là công việc chính của người điều hành Toán.

5. Thận trọng ngôn ngữ trước người khác, hoặc trước cộng đoàn
- Hạn chế các lời nói làm thương tổn người khác.
- Xóa bỏ việc phân chia bè phái.
- Bảo vệ thanh danh mọi thành viên nhân trong Toán
- Khuyến khích những đoàn viên có kinh nghiệm tông đồ giúp đỡ và hướng dẫn cho những cá nhân đang cố gắng đi theo đường lối tông đồ phục vụ cho Chúa và tha nhân.

 Trách nhiệm thứ 3: đối với cả Toán

 1. Người Toán trưởng nên biểu lộ rõ tâm huyết phục vụ đối với cộng đoàn trongToán.
2. Lập ra các mục tiêu hoạt động tông đồ cụ thể cho Toán và thỏa thuận với các toán viên sẽ quyết tâm đạt  mục đích, mục tiêu chung để mọi thành viên biết được những gì cần làm và cần phải làm như thế nào.
3. Nêu ra quy ước cho lịch sinh hoạt theo chuẩn mực chung trong Toán để các thành viên áp dụng và duy trì.
4. Hỗ trợ cho Toán viên khi gặp khó khăn.
Ngoài ra người điều hành còn có trách nhiệm liên quan đến mối quan hệ của Toán với Liên Toán và BCH Đoàn. Thông thường là:
- Đại diện cho cả Toán trước BCH cấp trên.
- Đại diện cho BCH cấp trên trước Toán viên.
- Phối hợp với các Toán bạn hoàn thành mọi công tác để đạt tới mục tiêu chung.
- Luôn duy được trì tính "hiệp thông" trong Toán là nhiệm vụ thiết yếu.   
chienhien

TOAN 4 - LT Micae ĐềnTạ luânphiên-giađình.mp4

Đáp lại lời mời gọi của Thánh Tâm Chúa Giêsu vua tình yêu và Lòng thương xót vô biên. Sau khi các thành viên Ban Điều Hành Liên Toán (BĐH) và Toán Trưởng trong Giáo Phận được tham gia khóa Thường Huấn do BCH GĐPTTT GP Saigon tổ chức. Cùng với chương trình định hướng hoạt động của GĐPTTT TGP Saigon năm 2012: “kiện toàn tổ chức và củng cố hoạt động nền tảng cấp TOÁN tại xứ đoàn”, trong đó cụ thể là thực hiện giờ kinh Đền Tạ luân phiên trong các gia đình.